Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp sớm được nhận tiền từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng?

Kinhtedothi – Theo Nghị quyết 116/NQ-CP mới được ban hành, có hai đối tượng người lao động (NLĐ) đang tham gia BHTN hoặc dừng tham gia BHTN theo quy định về thời gian được hỗ trợ tiền một lần. Trong thời điểm này, rất nhiều NLĐ gặp khó khăn, vì thế nhiều NLĐ mong mỏi chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 116 cần được triển khai nhanh nhất để họ có thêm phần thu nhập đảm bảo cuộc sống và tìm kiếm việc làm.

Chính sách nhân văn, cấp bách và sẻ chia
Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã được Chính phủ ban hành ngày 24/9/2021. Theo Nghị quyết 116/NQ-CP có hai đối tượng NLĐ đang tham gia BHTN hoặc dừng tham gia BHTN theo quy định về thời gian được hỗ trợ tiền một lần với 6 mức khác nhau căn cứ vào thời gian đóng BHTN, mức thấp nhất là 1.800.000 đồng/người và mức cao nhất là 3.300.000 đồng/người. Về phía NSDLĐ được giảm đóng Quỹ BHTN từ 1% xuống bằng 0% trong thời hạn 1 năm. Tổng kinh phí hỗ trợ cho NLĐ là 30.000 tỷ đồng và NSDLĐ là 8.000 tỷ đồng.
 Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hoàn Kiếm tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại địa điểm trường THCS Ngô Sỹ Liên. Ảnh: Trần Thảo.
Khi đón nhận thông tin này, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Lê Đình Quảng nhận đinh, chính sách trong Nghị quyết 116/NQ-CP rất có ý nghĩa vì trong bối cảnh hết sức khó khăn, Chính phủ đã trình và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hỗ trợ một lần bằng tiền cho những NLĐ đã tham gia BHTN; và hỗ trợ NSDLĐ giảm mức đóng từ 1% xuống 0% trong 12 tháng, đã thể hiện chính sách hết sức nhân văn, cấp bách và cần thiết giúp cho NLĐ và DN vượt qua khó khăn.
“Chúng ta cũng thấy được chính sách này có ý nghĩa hơn khi theo quy định của pháp luật, Quỹ BHTN chỉ được chi cho 4 chế độ cụ thể (trợ cấp thất nghiệp; tư vấn giới thiệu việc làm; đào tạo nghề và hỗ trợ nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề để giúp cho NLĐ có việc làm bền vững) nhưng Quốc hội quy định hỗ trợ bằng tiền 1 lần cho NLĐ đó là sự vận dụng ngoại lệ rất cần thiết, nhanh và kịp thời” – ông Lê Đình Quảng nói.
  Người dân đến giao dịch giải quyết chế độ về bảo hiểm xã hội tại trường THPT Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Trần Thảo.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân, sự nhân văn của chính sách hỗ trợ NLĐ trong Nghị quyết 116/NQ-CP đó chính là hàng triệu NLĐ, hàng vạn tổ chức và DN đóng vào Quỹ BHTN; và bây giờ kết dư Quỹ BHTN được chuyển sang dùng để hỗ trợ cho một số đối tượng khó khăn do dịch bệnh Covd-19.
Do quy định mức DN và NLĐ đóng Quỹ BHTN cao, trong khi cơ chế chính sách quy định chi thấp nên Quỹ BHTN đang kết dư rất nhiều. Từ quan điểm này, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, NLĐ gặp tình cảnh hết sức khó khăn, bây giờ chúng ta trích một phần từ Quỹ BHTN đang kết dư lớn này cho chính NLĐ và giảm mức đóng cho DN là điều hết sức cần thiết. “Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến và Chính phủ ban hành Nghị quyết đã thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với NLĐ khi họ gặp khó khăn. Và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự sẻ chia rất cao của Nhà nước đối với DN” – ông Bùi Sỹ Lợi nhận xét.
Nhanh chóng hỗ trợ ngay cho người lao động
Với 6 mức hỗ trợ kinh phí (1.800.000 đồng, 2.100.000 đồng, 2.400.000 đồng, 2.650.000 đồng, 2.900.000 đồng và 3.300.000 đồng) tùy theo thời gian NLĐ tham gia BHTN để được hưởng, các chuyên gia cho rằng nó có ý nghĩa đặc biệt. Khoảng cách hỗ trợ giữa các nhóm không chênh lệch nhau quá nhiều (300.000 đồng, 250.000 đồng, và cao nhất 400.000 đồng) nhưng tạo ra sự đồng thuận và theo nguyên tắc đóng – hưởng và chia sẻ. Luật quy định NLĐ tham gia BHTN 12 tháng mới được hưởng các chế độ nhưng trong Nghị quyết 116 NLĐ tham gia dưới 12 tháng được hỗ trợ 1,8 triệu đồng, chênh lệch nhóm đóng BHTN dưới 12 tháng đến 60 tháng chỉ có 300.000 đồng là chính sách rất tốt và tạo ra sự bình đẳng. “Vì nguyên tắc của bảo hiểm xã hội và BHTN là đóng cao – hưởng cao, đóng thấp – hưởng thấp, đóng nhiều năm cao hơn đóng ít năm. Cho nên, việc phân loại đó hoàn toàn chính xác và đáp ứng được yêu cầu có đóng có hưởng” – ông Bùi Sỹ Lợi cho hay.
 Phường Phúc Xá (quận Ba Đình) hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Khi Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116 với chính sách nhân văn, các chuyên gia lao động, NLĐ và NSDLĐ rất mong gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được triển khai thực hiện rất nhanh chóng, kịp thời khi đối tượng đang gặp khó khăn thì đồng tiền hỗ trợ càng có nhiều ý nghĩa. Vì thế, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, bây giờ cần đặt ra tiêu chí thế nào là đối tượng gặp khó khăn; trình tự thủ tục hết sức đơn giản để người ta sớm nhận được tiền. Việc hỗ trợ NLĐ cũng nên được thực hiện nhanh, chậm lắm là hơn 1 tháng, thay vì đến hết năm 2021.
Các chuyên gia khác cho rằng, cơ quan Bảo hiểm xã hội hoàn toàn có danh sách, thông tin về các DN và NLĐ tham gia BHTN. Vì thế, cơ quan Bảo hiểm xã hội cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin sẽ biết được từng NLĐ đã đóng BHTN được  thời gian bao lâu để có chuyển khoản kinh phí hỗ trợ cho NLĐ ngay được.
Và, một điều rất quan trọng được mọi người nhận định sau chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 116 đó là sức lan tỏa rất lớn tới NLĐ, NSDLĐ về an sinh, nhân văn của các chính sách an sinh xã hội. Qua đó, sẽ góp phần mở rộng các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN thuận lợi.
Tuy nhiên, từ thực tế hiện nay, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đề nghị cần nghiên cứu tiếp cơ chế chính sách để sửa đổi pháp luật. Để sau này, trong trường hợp dịch bệnh xảy ra gây khó khăn cho DN và NLĐ, Chính phủ hoàn toàn căn cứ vào pháp luât để kịp thời giải quyết nhanh, đúng thời điểm và tháo gỡ thì điều đó còn ý nghĩa cao hơn rất nhiều.
Quy định miễn cho DN không đóng 1% vào Quỹ BHTN trong thời gian 1 năm là rất tốt. Nhưng theo nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân, về lâu dài vẫn phải sửa Luật Bảo hiểm xã hội để xem xét mức đóng BHTN phù hợp. Vì chính sách của Quỹ BHTN là số đông NLĐ tham gia để hỗ trợ số ít bị thất nghiệp, chứ không phải thu tiền rồi giữ lại đó là không ổn, nhất là khi DN đang khó lại đóng BHTN mức cao khiến chi phí tăng lên.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ