Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người Mường Ba Vì giữ môn thể thao truyền thống

Kinhtedothi - Nói đến lễ hội Xuân ở đất Ba Vì, không thể thiếu bắn nỏ - môn thể thao truyền thống thể hiện sức mạnh, tôn vinh sự tinh tế, độc lập, khôn ngoan và khéo léo của các chàng trai, cô gái Mường.

 Phụ nữ xã Vân Hòa luyện tập môn bắn nỏ truyền thống.
Bắn nỏ là trò chơi tiêu biểu cho truyền thống thượng võ thường xuất hiện nhiều nơi các đồng bào dân tộc thiểu số. Việc sử dụng nỏ để săn bắt giờ không còn phù hợp, nhưng như để nhắc lại truyền thống đấu tranh sinh tồn của tổ tiên nên vào những dịp lễ hội Xuân, các cuộc thi bắn nỏ lại được tổ chức để tưởng nhớ cội nguồn dân tộc.
Hiện nay cho dù có rất nhiều môn thể thao hiện đại xuất hiện nhưng không làm mai một trò chơi truyền thống này. Ở các xã miền núi của huyện Ba Vì, thì đây vẫn là môn thể thao tiêu biểu cho tinh thần thượng võ, được đưa vào thi đấu tại các hội thi thể thao và thu hút đông đảo người dân tham gia.
Các hội thi, cuộc thi bắn nỏ thường được tổ chức tại các địa phương vào lễ hội Xuân đầu năm như: Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh - cụm di tích Đền Thượng - đền Trung - đền Hạ (14, 15 tháng Giêng); Lễ hội Đình Vân Lai (xã Ba Trại - 6, 7, 8 tháng Giêng) hay ở hầu khắp các thôn, bản. Vẫn có rất nhiều thanh niên nam nữ ham thích và biết bắn nỏ.
Các cuộc thi bắn nỏ thường được tổ chức trên những cánh đồng, những bãi đất rộng hay ven các cánh rừng; do làng hoặc Ban tổ chức lễ hội địa phương tổ chức để chọn ra những người bắn giỏi nhất. Bắn nỏ là môn thể thao đặc biệt bởi tên, nỏ, dây cung đều phải tự chế tạo theo kinh nghiệm mỗi người. Chính vì vậy, dụng cụ tập luyện không có sẵn trên thị trường.

Để có dụng cụ tập, các vận động viên phải bỏ ra vài ngày, thậm chí cả tuần cất công tìm gỗ làm nỏ, cây gai làm dây cung và cũng chừng ấy thời gian để chế tạo ra một chiếc nỏ thô. Để chiếc nỏ có thể mang ra thi đấu, thì phải mất hàng tháng để chỉnh sửa cho chính xác. Việc vót tên cũng phải thật tỷ mỷ trong từng đường dao.
Người bắn giỏi phải tập luyện thường xuyên, tập cho đôi tay khỏe, đôi mắt tinh nhanh. Họ căng dây nỏ, vót tên và tập các động tác bắn cho thật thuần thục. Vận động viên bắn nỏ đòi hỏi phải có thần kinh khỏe, tâm lý bình tĩnh, mắt sáng và tay chắc để giương cánh cung ngắm bắn chính xác vào tiêu điểm. Đây là môn đòi hỏi kỹ thuật, tính chính xác cao và sức mạnh.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, các câu lạc bộ thể thao được thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả. Trong đó, một số nơi nổi bật lên với các môn thể thao dân tộc và đóng góp cho huyện nhiều vận động viên tiêu biểu, xuất sắc tham gia thi đấu tại các giải như bắn nỏ tập trung tại các xã Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì. Vận động viên tiêu biểu phải kể đến là Đoàn Văn Chung, xã Minh Quang.

Để duy trì và phát triển phong trào tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc, ngành TDTT huyện Ba Vì đã bước đầu đưa môn bắn nỏ vào hệ thống các môn thi đấu thể thao thành tích cao. Hàng năm, huyện Ba Vì đều có đội tuyển tham gia thi đấu giải do TP tổ chức và giành được nhiều giải cao. Cùng với đó, mỗi năm một lần, cứ vào dịp đầu năm, khi khai hội Tản Viên Sơn Thánh, giải thể thao các dân tộc thiểu số lại được tổ chức, bắn nỏ là một trong những môn chủ lực trong chương trình thi đấu.
Để có được những thành tích cao, bên cạnh việc Trung tâm TDTT huyện tổ chức mở các lớp tập huấn cho các xã, ngay tại địa phương, các vận động viên thành tích cao cũng thường xuyên trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật cho nhau. Đồng thời tổ chức các giải thể thao dân tộc qua đó nhằm phát hiện và đạo tạo các vận động viên trẻ tiềm năng cho huyện để tham dự các giải thi đấu của TP và khu vực.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Long Biên hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Quận Long Biên hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

03/02/2025 | 19:36

Sáng 3/2, trong không khí đầu Xuân, đón mừng năm mới và chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Long Biên long trọng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu Văn Chỉ thuộc Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa Quán Tình, phường Giang Biên.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ