Người phụ nữ ở Hà Nội mất 4 tỷ đồng khi quen với "bố đơn thân"
Kinhtedothi - Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội tiếp nhận tin trình báo của một người phụ nữ về việc bị mất 4 tỷ đồng khi kết bạn trên mạng.
Theo đó, chị T (trú tại Hà Nội) có nhận được tin nhắn làm quen trên mạng xã hội. Người này giới thiệu mình là “bố đơn thân”. Quá trình nói chuyện, hai người chia sẻ nhiều hơn và phát sinh tình cảm. Sau đó, người này thông báo đi công tác và gửi quyết định đi của công ty và vé máy bay, video khi đến sân bay, khi nhận khách sạn nên chị T hoàn toàn tin tưởng.
Vài ngày sau, người đàn ông có gửi cho chị T một đường link nhờ chị T thao tác giúp. Lúc đầu, “bố đơn thân” nạp 100 triệu đồng và nhờ chị T rút ra được số tiền 115 triệu đồng. Sau đó, người này bảo chị lập tài khoản mới, chờ có cơ hội lãi nhiều mới tranh thủ chơi. Chị T được hướng dẫn thao tác, từng khung giờ vào chơi có cơ hội lãi. Chỉ trong vòng 6 ngày, chị đã thực hiện 14 giao dịch với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng. Khi chị định rút tiền thì hệ thống báo lỗi. Lúc này, chị được yêu cầu nạp hơn 900 triệu đồng thì mới được rút tiền ra. Nghi ngờ bị lừa, ngày 14/11/2024, chị T đã đến cơ quan Công an trình báo sự việc.
Hiện nay, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến và không tránh khỏi bị các đối tượng lợi dụng vào mục đích lừa đảo. Các đối tượng gia tăng ứng dụng AI kết hợp sử dụng các công nghệ DeepFake, DeepVoice,... để làm giả thông tin, tạo kịch bản dễ dàng tiếp cận với người dùng mạng xã hội để lừa đảo.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online. Cẩn trọng khi tham gia ứng dụng, trang web đầu tư tài chính online quảng cáo lợi nhuận cao vì rất có thể sẽ gặp nhiều rủi ro.
Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.
Xuất hiện chiêu trò lừa đảo chạy án bằng tiền điện tử
Mới đây, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, xuất hiện tình trạng lừa đảo mạo danh cơ quan tư pháp, yêu cầu người nhà bị can chuyển tiền "chạy án" qua tiền điện tử USDT.
Ngăn chặn các trò lừa đảo qua điện thoại được không?
Kinhtedothi - Có câu hỏi trên là vì vấn nạn này dường như vẫn còn diễn biến phức tạp hơn, dù các cơ quan chức năng đã dùng rất nhiều biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn.
Nhiều khách hàng dùng điện ở Bạc Liêu bị cuộc gọi đe dọa, lừa đảo
Kinhtedothi – Gần đây, có rất nhiều cuộc gọi đến khách hàng sử dụng điện ở Bạc Liêu đe dọa cắt điện, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân liên quan gây hoang mang lo lắng cho người dân. Đáng chú ý, có khách hàng cả tin đã bị các đối tượng này lừa đảo chiếm đoạt tài sản.