Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguồn lực phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch từ lễ hội

Kinhtedothi - Trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, đặc biệt trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống trong đó có các lễ hội cổ truyền là nguồn lực quan trọng.

Thông tin trên được các chuyên gia thảo luận tại tọa đàm “Bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống tại khu vực nội thành Hà Nội” do Sở VH&TT Hà Nội tổ chức.

Nguồn tài nguyên dồi dào

Khu vực nội thành Hà Nội từ xa xưa là khu vực tập trung đông dân cư và cũng là nơi tụ hội của các giá trị văn hóa, di sản, tín ngưỡng, lễ hội cổ truyền. Trong số các lễ hội truyền thống trong khu vực nội thành, có nhiều lễ hội gắn liền với các làng nghề thủ công trước đây ở Thăng Long – Hà Nội, chẳng hạn như Hội nghề kim hoàn ở đình Kim Ngân (Hàng Bạc), Hội làng nghề dát vàng, bạc Kiêu Kỵ - Gia Lâm (Hà Nội), Hội làng nghề Bát Tràng; lụa Vạn Phúc; mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái… tất cả đều là chất liệu phong phú cho sáng tạo, tạo ra những sản phẩm văn hoá nghệ thuật vừa tôn vinh văn hoá dân tộc, vừa tạo ra sự khác biệt, giá trị riêng cho các sản phẩm văn hoá nghệ thuật.

Lễ hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Lại Tấn

Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp văn hoá từ lễ hội, thông qua ngành thủ công mỹ nghệ, TS Đinh Việt Hà - Viện Nghiên cứu văn hoá, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ: Trong không gian các lễ hội, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đặc trưng của các làng nghề được trưng bày, giới thiệu với du khách. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trong dịp diễn ra các lễ hội không những đáp ứng được nhu cầu của du khách mà còn góp phần quảng bá nhiều thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ và ẩm thực truyền thống Hà Nội, giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội, tạo điều kiện cho việc trao đổi, giao lưu hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống trong khu vực nội thành Hà Nội trong thời gian qua đã chứng tỏ sức hút hấp dẫn đối với ngành du lịch - một trong những mũi nhọn trong phát triển văn hoá Thủ đô.

Lê Khai hội chùa Hương năm 2023. Ảnh: Lại Tấn

Tại Hà Nội, nhiều lễ hội không chỉ gắn liền với tên tuổi của những anh hùng trong lịch sử như huyền thoại Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Vua Quang Trung, Thục Phán An Dương mà còn gắn liền với những danh thắng nổi tiếng, điển hình là lễ hội Chùa Hương (xã Hương Sơn – Huyện Mỹ Đức), đây một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là một không gian văn hóa tín ngưỡng đạo Phật thâm nghiêm thu hút nhiều tín đồ hành hương chiêm bái.

Ngoài lễ hội có quy mô lớn, Hà Nội còn có nhiều lễ hội truyền thống, hội làng được khôi phục và tổ chức tại nhiều địa phương trong thành phố như hội làng Thúy Lĩnh (quận Hoàng Mai), hội Bà Tía Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì), hội Bái Ân Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), hội làng Phú Diễn (quận Từ Liêm), hội làng Thanh Am (quận Long Biên)…

Theo ThS. Hoàng Thị Thu Hằng - Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tất cả lễ hội đã tạo nên một nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch gắn với loại hình du lịch văn hóa, vốn là một sản phẩm được đánh giá là thế mạnh của Hà Nội hiện nay.

Hội nhập và phát triển

Những năm gần đây, trước xu thế giao lưu hội nhập, một số lễ hội mới xuất hiện làm phong phú thêm các loại hình lễ hội của Hà Nội như: Lễ hội đường phố, lễ hội hóa trang, lễ hội hoa Anh Đào (Nhật Bản), lễ hội văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, lễ hội áo dài…

Lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội năm 2019. Ảnh: Minh An

Các lễ hội này mang tinh thần hiện đại nên đã thu hút nhiều tầng lớp Nhân dân tham gia, đặc biệt là giới trẻ. Họ không chỉ tham gia các lễ hội này mà còn tiêu thụ một lượng lớn hàng hóa, sản phẩm văn hóa liên quan đến chủ đề lễ hội.

Cùng với những yếu tố mới du nhập này, các lễ hội ở nội thành Hà Nội cùng với các lễ hội đa dạng ở các địa bàn ngoại thành đã tạo ra một không gian lễ hội rộng lớn, góp phần phát triển du lịch, công nghiệp văn hoá của Thủ đô.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các yếu tố văn hóa từ lễ hội truyền thống khi trở thành sản phẩm du lịch đều trải qua quá trình “hàng hóa hóa” di sản, được sân khấu hóa, cắt gọt phần nghi lễ, tách khỏi không gian thiêng, khiến cho tính cộng đồng, tính thiêng của các lễ hội có nguy cơ bị mai một dần. Mặt khác, thực tế cho thấy, lượng khách du lịch đến một số điểm du lịch có giá trị về tâm linh, giá trị về nghệ thuật thường rất đông, dẫn đến tình trạng quá tải tại điểm du lịch, dẫn đến những hệ quả không mong muốn như chen lấn xô đẩy, trộm cắp, xô xát, mất an toàn trật tự. Những mặt hạn chế này cần phải được khắc phục để có thể phát triển du lịch một cách bền vững.

Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội. Ảnh: Hoàng Quân

Để gia tăng giá trị các lễ hội nội thành Hà Nội trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, theo các chuyên gia, cần nâng cao hiệu quả công tác quản lí và tổ chức lễ hội trong nội thành Hà Nội cũng như cần có sự đầu tư về kinh phí, hệ thống hóa lại toàn bộ hoạt động lễ hội. Cụ thể, do hầu hết, các lễ hội có quy mô lớn thường diễn ra vào mùa Xuân nên cần có sự chuẩn bị kĩ càng một bản đồ du lịch để tập hợp các lễ hội tiêu biểu trong nội thành Hà Nội để khách tham quan có thể đến dự và tham gia vào các hoạt động lễ hội.

Bên cạnh việc khôi phục các sinh hoạt truyền thống, cần xem xét và chọn lọc, bổ sung thêm những hình thức sinh hoạt mới phù hợp gần gũi với các hoạt động truyền thống để các lễ hội thêm phong phú, sinh động thu hút nhiều đối tượng tham gia, góp phần tăng thêm hiệu quả giáo dục truyền thống.

Đồng thời, cần tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các hoạt động sáng tạo của những người hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa. Việc đưa các yếu tố văn hoá truyền thống như hình ảnh, âm nhạc, nhân vật, nghi lễ của các lễ hội cổ truyền vào trong các sản phẩm công nghiệp văn hóa đa dạng không chỉ tạo ra sự mới mẻ, đa dạng và sức hút cho các sản phẩm công nghiệp văn hóa mà còn kích thích, khơi dậy ở nhiều người trẻ sự ham thích tìm hiểu, khám phá về Hà Nội.

Thiếu tư liệu phục dựng một số lễ hội truyền thống tại Hà Nội

Thiếu tư liệu phục dựng một số lễ hội truyền thống tại Hà Nội

Nhộn nhịp mua sắm tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023

Nhộn nhịp mua sắm tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: đổi mới trong ngày Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Vĩnh Phúc: đổi mới trong ngày Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

07/02/2025 | 14:16

Kinhtedothi -  Sáng 7/2, chương trình Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới và phát triển” đã được khai mạc. Đây là ngày hội lớn của giới báo chí và công chúng quan tâm đến hoạt động báo chí trên địa bàn.

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ