Nguy hiểm như nghề sửa chữa điều hòa
Kinhtedothi – Nắng nóng kéo dài cũng chính là mùa cao điểm của ngành sửa chữa và lắp đặt điều hòa, nó mạng lại nguồn kinh tế khá nhưng cũng gặp phải nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Nghề điện lạnh được coi là một trong những ngành nghề “Hot” hiện nay không chỉ vì thu nhập mà nó còn tạo ra việc làm cho nhiều lao động phổ thông. Những đợt nắng nóng kéo dài trong mùa hè cũng là thời điểm mà nhu cầu lắp đặt, sửa chữa tăng cao, hầu như các doanh nghiệp về điện lạnh luôn trong tình trạng thiếu lao động, thợ điện lạnh phải hoạt động hết công suất.
Với đặc thù công việc, thợ sửa chữa điều hòa luôn phải chịu áp lực cao từ việc hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng trong bối cảnh đơn đặt hàng đổ về liên tục, dẫn đến phải đối mặt với các mối nguy hiểm có thể dẫn đến thương tích thậm chí là tử vong tại môi trường làm việc do thiếu các biện pháp bảo vệ an toàn cần thiết.
Các lao động điện lạnh phải thực hiện nhiều các công việc nặng nhọc, nâng vác các thiết bị nặng, leo trèo ở các vị trí nguy hiểm ngoài trời, trên mái nhà, không gian làm việc nhỏ hẹp và tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm hoặc có thể bị điện giật.
Các cục nóng thường được lắp đặt ngoài ban công trên các căn nhà cao tầng, thợ sửa chữa lắp đặt phải đu dây ra ngoài ở những độ cao có khi lên đến 30- 40 tầng, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Anh Hùng, kỹ thuật viên của một công ty điều hòa trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, với nghề điều hòa này, sáng ra khỏi nhà từ 6 giờ, 23 giờ mới bước chân vào nhà, cơ thể mệt mỏi vì phải bê vác nhiều, có ngày bê từ 4 đến 5 cục nóng, mỗi cục nóng lên đến 40kg những toàn lắp đặt ở những vị trí khó, nhiều khi về đến nhà nằm xuống là ngủ luôn, đêm tỉnh dậy mới tắm rửa và ăn cho đỡ đói.
Nhiều khi muốn bỏ nghề để tìm một công việc khác nhưng với tình yêu nghề hay nghề nó chọn mình thì đôi khi phải chấp nhận, ai cũng bỏ nghề thì lấy ai phục vụ bây giờ. “Sinh nghề, tử nghiệp” cũng chính là câu nói mà anh em thợ điều hòa an ủi nhau nếu có xảy ra bất cứ rủi ro nào.
Vất vả là vậy, nhưng thu nhập không phải là quá cao so với công sức mà họ bỏ ra, không như những gì mà một số trang mạng cho rằng nghề điều hòa là nghề hái ra tiền có khi thu nhập lên đến cả trăm triệu/tháng.
Theo anh Trần Anh Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển thương mại Bảo Minh, đơn vị cung cấp và lắp đặt điều hòa trên địa bàn Hà Nội, cho biết thợ lắp đặt điều hòa mà thu nhập như thế là điều khó xảy ra.
Nghề điều hòa cao điểm chỉ có 3 tháng hè, trung bình để lắp 1 bộ máy điều hòa thì chi phí nhân công, tiền vật tư lắp đặt dao động trung bình thừ 1.000.000 - 1.200.000/1 máy, trừ hết chi phí mua vật tư đi thì tiên công giao động khoảng 400.000 - 500.000/1 máy. Số tiền này là dành cho 2 thợ kỹ thuật thì trung bình một tháng cũng chỉ kiếm được khoảng 24 – 45 triệu đồng. Để đạt được mức thu nhập này đòi hỏi thợ kỹ thuật không những tay nghề phải giỏi, sức khỏe tốt và quan trọng là tình yêu thật sự với công việc.
Mỗi một nghề đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng với những người thợ sửa chữa điều hòa thì có lẽ chúng ta không thể hình dùng hết được những khó khăn mà họ gặp phải, chỉ có tận mắt chứng kiến và trải nghiệm cùng với họ thì chúng ta mới có thể thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của nghề sửa chữa điều hòa.
Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển thương mại Bảo Minh
Tổng kho phân phối máy điều hòa chính hãng: Panasonic, Daikin, LG, Mitsubishi…Midea, Gree, Funiki, Casper giá rẻ cho mọi nhà.
Địa chỉ: 246 Nguyễn Văn Giáp, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội [Cách SVĐ Mỹ Đình 1.5km]
Website: https://banhangtaikho.com.vn/ (Bán Hàng Tại Kho)
Điện thoại: 024.37656333 / 024.35430820 / 024.35430821
Mẹo làm mát nhà đơn giản trong mùa nắng nóng, không cần điều hòa
Kinhtedothi - Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp làm mát không khí trong phòng khi mùa hè đến mà không cần đến điều hòa.
Sử dụng điều hòa không đúng cách gây ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Kinhtedothi - Sử dụng điều hòa trong thời tiết nắng nóng là giải pháp mà hầu như nhà nào cũng dùng, nhưng sử dụng không đúng cách sẽ là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe.
Nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài bao lâu là hợp lý?
Kinhtedothi - Nhiều người thường có thói quen tắt điều hòa sau đó ra khỏi phòng luôn, đây là một thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe cũng như lãng phí điện.