Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyên mẫu trong bức tranh "Em Thúy" của danh họa Trần Văn Cẩn qua đời

Dù nguyên mẫu của bức tranh đã về trời nhưng “Em Thúy” của danh họa Trần Văn Cẩn vẫn có sức sống vĩnh cửu trong nền hội họa Việt Nam.

Bà Minh Thúy, nguyên mẫu trong bức tranh "Em Thúy" của danh họa Trần Văn Cẩn. (Ảnh: Việt Văn)

Nguyên mẫu trong bức tranh “Em Thúy” của danh họa Trần Văn Cẩn - nhà giáo Nguyễn Minh Thúy đã qua đời ngày 9/7 tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

Bà Thúy là cháu của họa sỹ Trần Văn Cẩn (1910-1994), một trong bộ tứ danh họa Trí-Vân-Lân-Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).

Bức sơn dầu “Em Thúy” (kích thước 60cmx45cm) khắc họa chân dung một cô bé có mái tóc ngắn, nét mặt thơ ngây, ngồi khép nép trên chiếc ghế mây, gương mặt hướng về phía trước bằng đôi mắt mở to tròn.

Đây được xem là kiệt tác nghệ thuật, một trong những tranh chân dung xuất sắc của hội họa hiện đại nước nhà. Tác phẩm được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Năm 2003, nhạc sỹ người Anh Paul Zetter đã viết bản “Little Thuy Minuet” (Điệu minuet cho em Thúy) sau khi ngắm nhìn bức tranh. Ông cho biết bản thân bị mê hoặc bởi “như nhìn thấy tuổi thơ của mình, thấy những xáo động nội tâm đến rơi nước mắt bởi sự mộc mạc, giản dị tuyệt đối của bức tranh.”

Ông cũng chính là người đã giúp mời chuyên gia phục chế người Australia - bà Caroline Fry phục chế bức tranh này năm 2004.

Theo Hồ sơ di sản của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, họa sỹ Trần Văn Cẩn sử dụng bố cục điển hình phong cách châu Âu đầu thế kỷ 20. Tác phẩm được công nhận Bảo vật Quốc gia vì là sáng tạo độc bản và được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đánh giá cao.

Tranh mang phong cách riêng biệt của Trần Văn Cẩn, kế thừa tạo hình phương Tây, hòa quyện tinh thần phương Đông. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả thực, cũng như thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Thông qua “Em Thúy,” tác phẩm góp phần phản ánh hình ảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Theo lời kể của bà Minh Thúy, một ngày năm 1943, thấy cháu gái mặc áo lụa Hà Đông màu phớt hồng, ông đề nghị ngồi lên ghế làm mẫu để vẽ. Khi ấy, Minh Thúy tám tuổi, đang học trường nữ sinh tiểu học École Brieux ở Hàng Cót. Tác phẩm lần đầu được giới thiệu tại triển lãm FARTA (Hội Nghệ thuật An Nam) ở Hà Nội năm 1943. Bức tranh sau đó giúp danh họa Trần Văn Cẩn đoạt giải Nhất tại triển lãm của Hội Khai Trí Tiến Đức (AFIMA), cùng tác phẩm “Gội đầu.”

Sau này do chiến tranh, gia đình đi sơ tán nên tác phẩm bị thất lạc. Năm 1964, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại tranh từ gia đình nhiếp ảnh gia Đỗ Huân với giá 300 đồng. Khi đó, lương công chức mới ra trường chỉ có 64 đồng một tháng.

Ngoài bức chân dung “Em Thúy,” họa sỹ Trần Văn Cẩn còn có một bức tranh khác vẽ cô cháu gái Minh Thúy vào năm 24 tuổi (1959).

Là chị gái cả trong một gia đình công chức có 4 chị em ở 23 phố Hàng Cót, Hà Nội, bà Minh Thúy được nuôi dưỡng trong môi trường nền nếp. Sau này, dạy nữ công gia chánh tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội cho đến khi về hưu. Tuổi già, bà sống cùng gia đình người con trai cả Đào Tuấn Hùng tại Thanh Xuân, Hà Nội.

Có thể nói rằng nguyên mẫu của bức tranh đã về trời nhưng “Em Thúy” vẫn có sức sống vĩnh cửu trong nền hội họa Việt Nam.

Theo thông tin từ gia đình, lễ viếng nhà giáo Nguyễn Minh Thúy được tổ chức vào 7h30 ngày 13/7 tại nhà tang lễ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, số 2 Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội./.

Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần qua đời

Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần qua đời

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ