Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn: Vẫn nhiều thách thức

Kinhtedothi - Quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số khiến lượng rác thải tại Hà Nội không ngừng tăng cao, dẫn đến yêu cầu bức thiết về phân loại, xử lý rác tại nguồn.

Việc triển khai thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn thời gian qua dù đã đạt được một số tín hiệu tích cực nhưng để nhân rộng vẫn còn khá gian nan.

Giảm 50 – 70% khối lượng rác thải

Theo Trưởng phòng Dự án truyền thông Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở TN&MT Hà Nội Lê Thanh Thủy, từ đầu năm 2021, để đón đầu thời điểm Luật Bảo vệ môi trường mới có hiệu lực, Sở TN&MT đã phối hợp với huyện Đông Anh triển khai thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn TP. Năm qua, dù hoạt động thí điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng kết quả đạt được vẫn rất khả thi.

Rác thải hữu cơ được thu gom vào thùng để xử lý thành phân vi sinh tại huyện Đông Anh. Ảnh: Vũ Khoa

Cụ thể, 23 xã, thị trấn thuộc huyện Đông Anh đã đồng loạt thực hiện thí điểm. Theo báo cáo của UBND các xã cho thấy, đến hết tháng 2/2022 có 7.621 hộ tham gia thí điểm phân loại rác tại nguồn. Rác thải sinh hoạt sẽ được phân thành 3 loại: Hữu cơ, tái chế và rác còn lại. Sau phân loại, rác hữu cơ được tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc, ủ phân bón cho cây trồng... Trong khi đó, rác tái chế được thu gom riêng và bán cho hệ thống thu gom đồng nát.

Đáng chú ý, từ sau khi triển khai mô hình thí điểm, lượng rác thải phải chôn lấp giảm từ 50 - 70% tổng lượng rác thải phát sinh của các hộ gia đình tại một số xã tham gia tích cực mô hình. Ở phạm vi rộng hơn, kết quả đánh giá của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh năm 2021 là 83.147 tấn, trung bình phát sinh 227 tấn/ngày, giảm hơn 12 tấn/ngày so với lượng rác phát sinh năm 2020 (87.556 tấn, trung bình phát sinh 239 tấn/ngày). "Đây là kết quả rất khả thi.

Mặt khác, rác được xử lý ngay tại chỗ, sử dụng làm phân bón cây trồng gần như tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn" - bà Lê Thanh Thủy nhận định.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Lưu Thị Thanh Chi chia sẻ, thời gian tới, cùng với huyện Đông Anh, Sở TN&MT kỳ vọng 29 quận, huyện còn lại sẽ có bước chuyển mình sau khi tham quan, học tập phương pháp triển khai mô hình thí điểm. Mặt khác, giữa các địa phương sẽ tạo dựng mối liên kết chặt chẽ hơn nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Không dễ nhân rộng

Khối lượng rác thải hiện nay được ước tính đã phát sinh gấp đôi so với 15 năm trước, trong đó có đến 60 - 70% rác hữu cơ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, tăng chi phí xử lý. Do đó, yêu cầu nhân rộng các dự án bảo vệ môi trường đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của các quận, huyện Hà Nội, việc áp dụng mô hình vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, tại chương trình tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý rác thải giữa 30 quận, huyện diễn ra tại Đông Anh mới đây, có không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về những vướng mắc còn tồn tại và cho rằng nếu vội vàng áp dụng mô hình, người dân sẽ mất kiên nhẫn dẫn đến thất bại. Cụ thể, nhiều địa phương chưa triển khai rõ nét công tác tuyên truyền nên nhận thức và ý thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn còn hạn chế. Nhiều hộ gian đình vẫn quen với việc đổ rác mà không phân loại. Tại một số địa bàn đang phát triển theo hướng đô thị, việc tái chế rác hữu cơ thành phân vi sinh trở nên chưa hợp lý dẫn đến sự tham gia thiếu nhiệt tình.

Trong khi đó, ở các quận nội thành, việc triển khai thực hiện xử lý rác tại hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn vì diện tích chật hẹp, rất khó để sắp xếp vị trí thùng phân loại cũng như hoạt động thu gom còn nhiều bất cập. Mặt khác, do kinh phí hỗ trợ dụng cụ để phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình còn chưa có chính sách rõ ràng, các hộ chủ yếu tận dụng thùng, xô... có sẵn để triển khai nên chưa đúng kỹ thuật, đồng bộ, gây mất mỹ quan, thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng cần hướng dẫn cụ thể việc phân loại rác thải tại nguồn một cách thống nhất, báo cáo UBND TP sớm ban hành các quy định về định lượng, thu tiền rác phát sinh theo khối lượng. Đồng thời có chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện phân loại rác thải.

Cần đa dạng các biện pháp xử lý rác thải

Cần đa dạng các biện pháp xử lý rác thải

Công nghệ - điểm nghẽn trong xử lý rác thải

Công nghệ - điểm nghẽn trong xử lý rác thải

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ