Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhật Bản hối thúc các nước tham gia đưa CPTPP có hiệu lực vào đầu năm 2019

Kinhtedothi - Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto bày tỏ mong muốn CPTPP sẽ sớm có thể phát huy hiệu lực vào đầu năm tới.

CPTPP đã được đại diện 11 quốc gia gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 8/3.
Đài NHK của Nhật Bản cho biết, 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhóm họp ngày 18/7 tại Hakone, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản nhằm mục đích thúc giục các quốc gia còn lại hoàn thành các thủ tục tục trong nước để CPTPP sớm có hiệu lực, đồng thời trao đổi về việc mở rộng các quốc gia tham gia hiệp định này.
Phát biểu mở đầu hội nghị, trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Kazuyoshi Umemoto mong muốn, CPTPP sẽ sớm có thể phát huy hiệu lực vào đầu năm 2019. Theo quy định thống nhất giữa các quốc gia, CPTPP sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 quốc gia của Hiệp định này hoàn thành thủ tục thông qua trong nước.
Cùng với Nhật Bản, Mexico, các quốc gia như Singapore, New Zealand khả năng cao sẽ hoàn thành các thủ tục thông qua trong nước vào năm nay. 

Cuộc họp cũng bàn nội dung gói thủ tục liên quan tới quốc gia mới muốn tham gia vào CPTPP, sau khi hiệp định này có hiệu lực. Nhật Bản với vai trò dẫn dắt cũng bày tỏ mong muốn mở rộng CPTPP.
Hiện tại các nước như Thái Lan, Colombia… được cho là đang có ý muốn tham gia. Ngoài ra, trưởng đoàn đàm phán sẽ bàn về việc thành lập một ban thư ký sau khi CPTPP có hiệu lực. 
Cuộc họp trưởng đoàn đàm phán các nước tham gia CPTPP sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/7. 
CPTPP đã được đại diện 11 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 8/3 vừa qua tại Santiago (Chile) và sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi được ít nhất 6 nước thành viên phê chuẩn.
Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với thị trường khoảng 500 triệu dân và Tổng sản phẩm GDP khoảng 13.500 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP toàn thế giới.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ