Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhật ký “Sao đỏ” trong khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp

Kinhtedothi - Bắt đầu từ ngày 19/3, UBND TP Hà Nội đã trưng dụng nhà A1 - Chung cư sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được sử dụng cho mục đích tổ chức cách ly cho những người từ nước ngoài về Việt Nam theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Khu cách ly này có 252 phòng, đáp ứng quy mô lưu trú cho 2.000 người. Với 19 tầng của tòa nhà, TP Hà Nội quyết định sử dụng tầng 1 làm khu vực nấu ăn, các tầng 2 - 3 là nơi làm việc của các lực lượng, còn từ tầng 4 - 19 sử dụng làm nơi cách ly.
4 ''sao đỏ'' Đặng Thị Ngọc Ánh, Đinh Lan Phương, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Văn Hoàng tại KTX sinh viên Pháp Vân- Tứ Hiệp. (Ảnh NVCC)
Ngày 20/3, Đặng Thị Ngọc Ánh, Đinh Lan Phương, Nguyễn Tuấn Anh trở về từ Berlin (Đức) và Nguyễn Văn Hoàng trở về từ Nga đã gặp nhau tại khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp để bắt đầu 14 ngày cách ly tập trung, đề phòng bệnh Covid-19. Cô nữ sinh Ngọc Ánh, sinh viên ngành Kinh tế luật, du học sinh tại Berlin (Đức) là một trong số hàng nghìn người trở về Việt Nam đã ghi lại những cảm xúc.
Ngày N: Đầu tiên cho em cúi đầu xin lỗi Tổ quốc, xin lỗi mọi người vì bản thân em là người chọn cách quay về Việt Nam giữa tâm dịch đang có những biến đổi khó lường. Chính em là người hiện tại đang là gánh nặng của Tổ quốc. Với tình hình hiện tại việc lựa chọn đi hay ở có rất nhiều bài đã bàn luận và em tin rằng mỗi người có một quyết định riêng tùy vào hoàn cảnh. Đồng đội trong phòng chích choè nhà em gồm Tuấn Anh, Lan Phương và một bạn từ nước Nga về tên Hoàng.
Ngày N+1: Hiện tại nơi em được cách ly là KTX sinh viên ở quận Hoàng Mai - Hà Nội mọi thứ thực sự rất tốt. Các chú bộ đội chuẩn bị cho mọi thứ cơm ăn đầy đủ ạ (em thực sự biết ơn vì điều này). Những tin tức trên mạng hiện nay về việc Việt Kiều về nước gây rối loạn làm xấu đi hình ảnh những người Việt Nam từ nước ngoài về tránh dịch gây rất nhiều tranh cãi. Chính em trực tiếp chứng kiến cảnh nhộn nhạo đó và em đang thực sự rất thất vọng.
Toàn cảnh khu cách ly KTX sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Dọn vệ sinh. Ngay khi nhận phòng, chúng tôi đã vệ sinh một cách thật sạch sẽ (như chị Châu Bùi đã chia sẻ người có ý thức thì dọn không có ý thức sẽ chê bai) cùng lan tỏa ý thức đó đối với những ng ở các phòng bên (chuyến bay của em hầu hết là dân lao động và dân lấy hàng rất “...” ạ).
Ngày N+5: Chúng ta - những du học sinh có thể làm gì ? (đây là cách làm của của cá nhân em và các bạn cùng phòng). Chúng em cố gắng thực hiện 100% các yêu cầu của các chú, nghiêm túc chấp hành. Khi được yêu cầu gì, câu trả lời của chúng em luôn "dạ, vâng ạ", tôn trọng lễ phép với các cô các chú bộ đội.
Tầng 9, nhà A1 KTX sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp nơi các bác sĩ, bộ đội làm việc.
Ngày N+6: Biến bản thân thành "Sao Đỏ”, chúng em chọn cách làm mọi việc thật tốt và kêu gọi những cô chú khác trong hội cách ly làm theo để cán bộ không phải nhắc nhở nhiều. Ví dụ chuyện vứt rác thải sinh hoạt, tắt điện hành lang, giảm bớt căng thẳng cho các chú bộ đội vì thực chất có rất nhiều thành phần hách dịch mà các bạn đã thấy trên mạng cũng có mặt trong chuyến bay của mình.
Ngày N+7: Điều xấu xa nhất của em từng làm là cùng các bạn trong phòng trở nên vô cùng đanh đá, khi các cô chú "Việt Kiều" có biểu hiện thái độ lồi lõm với bộ đội. Chỉ cần thấy ai đó nói khó nghe là chúng em sẽ dùng 1 thái độ kiên quyết và lễ độ nhất (cố nhịn) để thay các chú bộ đội. Giọng nói dù gay gắt hay hòa nhã thì từng câu đáp trả của bọn em đều đứng trên những điều đúng đắn và bảo vệ những sự cố gắng không ngừng nghỉ của các chú bộ đội.
Ngày N+8: Chúng em đã thống nhất và đã hỏi các chú bộ đội về việc tự trả tiền ăn ở cũng như giúp đỡ các chú (như kiểu tình nguyện viên) nhưng các chú chỉ bảo chúng em chuyển ủng hộ vào tài khoản nhà nước.
Suất ăn khu vực cách ly dành cho các lưu học sinh.
Ngày N+9: Giúp các chú có giấc ngủ ngon hơn chúng em sẵn sàng nhận phòng mình làm phòng tiếp tế cho mọi người trong KTX. Từ nay, các phòng cùng tầng thiếu những nhu cầu thiết yếu, bọn em sẽ hỗ trợ để các chú bộ đội không phải leo lên leo xuống. Ngoại trừ suất ăn, bọn em đảm bảo đủ các yếu tố vệ sinh và chỉ cung cấp những thứ ít có khả năng lây nhiễm như bột giặt , móc quần áo trong phạm vi có thể thôi.
N+14: Bài viết cũng đã quá dài dòng rồi em xin lỗi nếu như lại làm phiền mọi người, cũng cảm ơn cả nhà rất nhiều vì đã đọc. Mọi chuyện cũng đã vậy rồi về thì về, ở thì ở, mọi quyết định của mọi người đều đáng được tôn trọng. Nhưng em mong chính thế hệ trẻ của chúng ta khi đã lựa chọn cho mình một phương án tốt thì hãy cố gắng biến cái phương án tốt cho bản thân ấy thành tốt cho tất cả mọi người.
Được biết, ngoài nhiệm vụ tự nguyện làm “Sao đỏ” hỗ trợ các chú bộ đội tham gia chống dịch thì 4 sinh viên Đặng Thị Ngọc Ánh, Đinh Lan Phương, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Hoàng đã chuyển vào tài khoản Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ủng hộ quỹ 6 triệu đồng chống dịch Covid-19 với nội dung “cám ơn Tổ quốc cho chúng con về”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ