Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều doanh nghiệp trả lương cao, có hai lương cho người lao động

Kinhtedothi – DN đưa ra mức lương cao kèm theo các chế độ, thậm chí có DN trả 2 lương nhưng vẫn khó tuyển người lao động (NLĐ), kể cả người khuyết tật (NKT).

Nhiều hoạt động hỗ trợ người lao động khuyết tật

Ngày 14/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội phối hợp với Hội NKT Hà Nội và Hội NKT các quận, huyện trên địa bàn TP tổ chức Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) lồng ghép tuyển dụng lao động NKT. Phiên GDVL được tổ chức trực tiếp và trực tuyến, đồng bộ từ Sàn Trung tâm tại 215 Trung Kính đến 14 Sàn/Điểm GDVL vệ tinh trên địa bàn TP Hà Nội. 34 đơn vị, DN tham gia phiên GDVL có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 1.022 chỉ tiêu, trong đó có 10 DN, cơ sở dạy nghề tuyển 317 chỉ tiêu NLĐ khuyết tật.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Hoàng Thành Thái (đứng giữa) và Chủ tịch Hội Người khuyết tật Hà Nội Dương Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành bấm chuông khai mạc Phiên Giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động người khuyết tật.

Trong bài phát biểu khai mạc phiên, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Hoàng Thành Thái cho biết: “Trong điều kiện bình thường, cơ hội việc làm đối với NKT vốn đã khó khăn, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp càng khiến vấn đề giải quyết việc làm cho NKT thêm nhiều trở ngại. Phiên GDVL chính là một trong nhiều giải pháp thiết thực nhằm khắc phục khó khăn, tăng cơ hội việc làm cho NKT trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19”.

Phiên Giao dịch việc làm thu hút đông đảo người lao động và người khuyết tật tham gia ứng tuyển. Ảnh: Trần Oanh.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, ngay từ đầu giờ sáng, toàn bộ khu vực sân tầng 1 của Trung tâm DVVL Hà Nội (215 Trung Kính) đã có rất đông NLĐ và NKT. Trung tâm DVVL Hà Nội đã dành toàn bộ khu này để tổ chức các hoạt động của phiên GDVL dành cho NKT như tư vấn, phỏng vấn tuyển dụng, khám sức khỏe, cắt tóc miễn phí,…Trung tâm còn tổ chức buổi tư vấn về chính sách việc làm cho lao động là NKT, tư vấn về “Kỹ năng lựa chọn và tìm kiếm việc làm cho NKT”.

“Đây là cơ hội để NLĐ khuyết tật được trực tiếp hỏi về các chế độ và quyền lợi về các vị trí tuyển dụng, ngành nghề đào tạo phù hợp với mình và chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các cán bộ Trung tâm giải đáp, đưa ra những khuyến nghị đối với lao động NKT, đồng thời chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay trong việc sử dụng lao động là NKT. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tiến hành thăm khám cho người lao động khuyết tật tham gia phiên GDVL” – Phó Giám đốc Trung tâm DVVL Hà Nội Vũ Quang Thành cho hay.

Trả hai lương, thêm phụ cấp cho người lao động

Thông tin chung về thị trường lao động tại thời điểm khi các hoạt động đã trở lại trạng thái bình thường mới, ông Vũ Quang Thành cho biết: Thời điểm này, nhu cầu tuyển dụng của các DN tăng lên 5% – 10% so với quý 1/2022. Thậm chí, có những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng lên rõ rệt, ví dụ như các vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại.

Người lao động  khuyết tật đang trải nghiệm công việc thủ công tại phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Ảnh: Trần Oanh.

Do tăng quy mô, mở rộng sản xuất nên nhiều DN có nhu cầu tuyển dụng ứng viên ngay. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động tương đối khó khăn nên nhiều DN đã đưa ra các mức lương cùng những chế độ ưu đãi NLĐ. Trong số 1.022 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, có tới 522 chỉ tiêu có mức lương từ 7 đến trên 10 triệu đồng/tháng, chưa tính các chế độ kèm theo. Đơn cử, Công ty CP Bia và nước giải khát Hạ Long đang mở rộng địa bàn hoạt động tại quận Đống Đa và Thanh Xuân nên cần tuyển gấp 18 ứng viên, trong đó có 16 nhân viên admin, bán hàng tại Hà Nội mức lương 6,5 tới 14 triệu đồng. Anh Phạm Hoan – quản lý bán hàng khu vực Hà Nội của công ty này thông tin: Công ty thực hiện 2 lương. Ngoài lương chính, NLĐ còn có lương hiệu quả công việc và được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày tiền ăn, xăng. NLĐ làm việc tại Hà Nội còn được hỗ trợ mỗi tháng 1.500.000 đồng chi phí mở rộng địa bàn.

Công ty CP Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không Việt Nam tuyển dụng 95 người lao động khuyết tật vào vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh chuyên ngành hàng không. Ảnh: Trần Oanh.

Đến với phiên GDVL, Công ty TNHH Tư vấn Thương mại và Dịch vụ Nhiệt đới (GPO) có nhu cầu tuyển gần 40 ứng viên cho 16 vị trí từ nhân viên đến trưởng phòng. Thị trường kinh doanh dần khôi phục nên đã tham gia phiên GDVL để tuyển nhân sự đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi đưa ra mức lương cơ bản từ 8 – 20 triệu đồng/tháng nhưng mức thu nhập lên tới từ 10 – 40 triệu đồng tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và sự nỗ lực của NLĐ” - Giám đốc Công ty GPO Đỗ Thị Yến chia sẻ.

Trong khi đó Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không Việt Nam Nguyễn Hải Phong đến với phiên GDVL lần này có nhu cầu tuyển dụng 95 chỉ tiêu NLĐ khuyết tật vào vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh chuyên ngành hàng không. Mức lương cơ bản khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng, nhưng đối với những NLĐ khuyết tật làm việc đạt kết quả tốt, mức lương không thấp hơn 2 con số.

Nhiều lao động là NKT rất phấn khởi khi đến tham gia Phiên GDVL lồng ghép tuyển dụng lao động NKT vì có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, học nghề. “Em xin được một số tờ rơi thông tin tuyển dụng của các công ty tuyển NKT để tham khảo. Em mong muốn làm công nghệ thông tin, mức lương từ 4 triệu đồng/tháng”- NKT Trần Thị Thanh Thanh đến từ phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai vui vẻ nói.

Phó Chủ tịch Hội NKT Hà Nội Nguyễn Hồng Hà cho biết, ngay từ khi thành lập, Hội NKT Hà Nội đã luôn quan tâm đến công tác dạy nghề và tạo việc làm. Hằng năm, Hội thường phối hợp với Trung tâm DVVL Hà Nội và Trung tâm DVVL và hỗ trợ thanh thiếu niên Hà Nội để tổ chức các phiên GDVL và ngày hội việc làm hòa nhập cho NKT. Thông qua các chương trình, mỗi năm có hàng trăm NKT tìm được nơi học nghề và làm việc phù hợp với điều kiện của mình, ổn định cuộc sống.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ