Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống tại Lễ hội Cổ Loa

Kinhtedothi – Ngày 15/2, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) tổ chức khai mạc Lễ hội Cổ Loa xuân Giáp Thìn 2024. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã tới dự và dâng hương.

Ngày mùng 6 tháng Giêng là ngày vua An Dương Vương tước vị lên ngôi Hoàng Đế, ngài là người có công sáp nhập bộ tộc Âu Việt - Lạc Việt thành lập quốc gia Âu Lạc hùng mạnh, mở mang bờ cõi xuống đồng bằng, miền biển, dựng kinh đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, cuối trung du, đầu đồng bằng, mảnh đất thiên linh có mã quỳ - voi phục - cửu long tranh châu, quy tụ được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Vua An Dương Vương chính ngôi 50 năm, 18 năm đắp lũy xây thành, 10 năm chống giặc ngoại xâm.

Nghi lễ rước kiệu Vua tại lễ hội Cổ Loa.

Trải qua hơn hai nghìn năm lịch sử, Nhân dân bát xã Loa Thành cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm lại thành kính tổ chức lễ hội để ghi nhớ công đức của đức vua An Dương Vương - vị anh hùng dân tộc. Lễ hội mùng 6 tháng Giêng của Nhân dân bát xã Loa Thành được tổ chức là biểu hiện nét đẹp văn hóa truyền thống, biểu thị tính giáo dục cao về truyền thống văn hóa, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Đồng thời để tỏ lòng biết ơn công đức của vị Vua hiền, ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên. Nhân dân và du khách thập phương về dự lễ hội ai cũng một lòng thành kính, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa và đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, hướng con người đến chân - thiện - mỹ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh dâng hương tại lễ hội.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, một trong những di tích lịch sử vô cùng quý giá với những vòng thành độc đáo, công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, các khu di chỉ khảo cổ học quan trọng, nơi 2 lần là kinh đô của nước Việt, đã trở thành biểu tượng của nền văn minh Việt cổ đáng tự hào của dân tộc ta.

Trải mấy nghìn năm lịch sử, Cổ Loa chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất nước, nhưng với người dân Đông Anh vẫn còn lưu giữ kho tàng huyền thoại về vua Thục xây thành Ốc, chuyện nàng tiên gánh đất xây thành, chuyện diệt Bạch Kê tinh ở núi Sái hay tướng Cao Lỗ chế nỏ thần diệt quân xâm lược… Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hơn thế, trong lòng đất Cổ Loa, cho đến nay vẫn là kho lưu trữ hồ sơ lịch sử vô cùng phong phú, giá trị; mỗi lớp đất là một trang sách đời, nhưng công cụ như trống đồng, mũi tên đồng, mảnh gốm thô, rìu đá, chì lưới, cùng với nét văn hoá truyền thống cổ xưa được người dân Cổ Loa gìn giữ, phát huy.

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng phát biểu khai mạc lễ hội Cổ Loa năm 2024.

Với những giá trị, ý nghĩa sâu sắc về văn hoá, lịch sử, năm 1962 di tích Cổ Loa được xếp hạng cấp Quốc gia. 50 năm sau, năm 2012 Cổ Loa vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt - Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa; năm 2021, lễ hội Cổ Loa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa tạo nên sự cổ kính, ngàn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội, là điểm nhấn cho vị thế, vai trò trung tâm đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh.

“Những tính chất đặc trưng như: Kinh thành, Quân thành, Thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc đã tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi, là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi người dân Đông Anh và Thủ đô Hà Nội” – Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh.

Nhân dân bát xã Loa Thành thực hành nghi thức tế, lễ tại lễ hội Cổ Loa năm 2024.

Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo UBND huyện Đông Anh cũng khẳng định, năm Giáp Thìn 2024 là một mùa Xuân đặc biệt, toàn huyện đang tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, đưa Đông Anh phát triển lên tầm cao mới, một quận hiện đại và phát triển bền vững. Đây là thời cơ, vận hội lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Đông Anh. Để khát vọng đó trở thành hiện thực, mỗi người dân địa phương, lớp lớp con cháu của người dân Âu Lạc xưa đang sinh sống trên mảnh đất Cổ Loa nói riêng, huyện Đông Anh nói chung cần phải có trách nhiệm với lịch sử bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa.

Theo Chủ tịch UBND xã Cổ Loa Nguyễn Kim Nhật, lễ hội Cổ Loa năm 2024 ngoài phần nghi lễ quan trọng: Dâng hương của Bát xã Loa Thành; Thực hành nghi thức tế, lễ; nghênh rước kiệu vua An Dương Vương và rước kiệu Bà Chúa của Bát xã Loa Thành. Lễ hội Cổ Loa và bát xã Loa Thành năm nay sẽ diễn ra từ ngày mùng 5 đến 16 tháng Giêng với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như: Đấu vật, bắn nỏ, bóng chuyền, cờ người, diễn tuồng cổ, đu tiên, múa rối nước Đào Thục, hát quan họ trên thuyền rồng...

Khai mạc lễ hội đền Cổ Loa

Khai mạc lễ hội đền Cổ Loa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ