Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều phường trung tâm thành phố Nha Trang không được cấp phép xây dựng

Kinhtedothi - Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, đối với các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng như các phường: Lộc Thọ, Tân Lập, Phước Tiến, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Xương Huân… không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng.

Liên quan đến việc cấp phép công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn TP Nha Trang, lãnh đạo UBND TP Nha Trang cho biết, hiện các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt chỉ chiếm khoảng 20% diện tích toàn thành phố. Do đó, việc cấp phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ phần lớn căn cứ vào Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP Nha Trang được phê duyệt ngày 29/12/2014.

Nhiều khu vực trung tâm TP Nha Trang không được cấp phép xây dựng từ đầu năm 2022. (Ảnh: Trung Vũ)

Đáng chú ý, quy chế này không còn hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Vì vậy, đối với các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng như các phường: Lộc Thọ, Tân Lập, Phước Tiến, Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Xương Huân… không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng. Theo đó, các công trình nhà ở riêng lẻ thuộc các phường trên sẽ không được cấp phép xây dựng kể từ năm 2022 làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, phát sinh xây dựng không có giấy phép tăng cao.

Theo đó, UBND TP Nha Trang đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định cho phép lập Quy chế quản lý kiến trúc TP Nha Trang theo Luật Kiến trúc năm 2019 thay thế cho Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP Nha Trang để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Cụ thể, UBND TP Nha Trang cho biết, quy định quản lý Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP Nha Trang theo Điều 23 Nghị định số 38 ngày 7/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (đã hết hiệu lực) và quy định quản lý Quy chế quản lý kiến trúc theo Điều 12 Nghị định số 85 ngày 17/7-/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc có cùng tính chất và nội dung.

“Do đó, trong khoảng thời gian chờ lập và phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc TP Nha Trang, UBND thành phố đề nghị UBND tỉnh xem xét cho phép tiếp tục áp dụng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP Nha Trang được phê duyệt năm 2014 để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố; đồng thời sớm ban hành quyết định cho phép lập Quy chế quản lý kiến trúc TP Nha Trang” – văn bản nêu rõ.

Việc không cấp phép xây dựng kể từ năm 2022 làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một số hộ dân TP Nha Trang. (Ảnh: Trung Vũ)

Tuy nhiên, Sở Xây dựng tỉnh này cho rằng, luật Xây dựng sửa đổi bổ sung quy định, điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng đối với công trình, nhà ở riêng lẻ tại khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hiện hành. Việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn Nha Trang căn cứ vào Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị phê duyệt năm 2014.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Kiến trúc năm 2019, quy chế này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2021. Do vậy, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, Sở Xây dựng đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh sớm ban hành quyết định cho phép lập Quy chế quản lý kiến trúc TP Nha Trang và giao UBND TP Nha Trang khẩn trương lập, phê duyệt, làm công cụ quản lý, cấp phép công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố.

Riêng kiến nghị của TP Nha Trang về việc tiếp tục áp dụng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị TP Nha Trang (đã hết hạn) để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Tư pháp nghiên cứu các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyển tiếp của luật và các văn bản liên quan để tham mưu UBND tỉnh.

Giải bài toán chống ngập cho TP Nha Trang

Giải bài toán chống ngập cho TP Nha Trang

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ