Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ninh Thuận phê duyệt, cho thuê đất nhiều dự án năng lượng trái quy định

Kinhtedothi – Thanh tra Chính phủ kết luận, UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt chủ trương đầu tư, cho thuê đất… một số dự án điện mặt trời, điện gió trái với quy định pháp luật. Trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan tham mưu có liên quan...

Theo Kết luận thanh tra số 3166/TB-TTCP, về việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và quy hoạch VII điều chỉnh vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều sai phạm khi phê duyệt chủ trương đầu tư, cho thuê đất… một số dự án điện mặt trời (ĐMT), điện gió trái với quy định.

Việc thẩm định năng lực tài chính nhà đầu tư dự án ĐMT Trung Nam Thuận Bắc và dự án ĐMT Trung Nam Thuận Nam chưa thực hiện đúng quy định. (Ảnh: TNG)

Cụ thể, tại dự án nhà máy ĐMT Bim 2, UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khi chủ đầu tư (CĐT) không đủ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, thực tế CĐT đã thực hiện đầu tư dự án hoàn thành.

Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt công suất cao hơn 75 MWp so với đề nghị của CĐT; phê duyệt điều chỉnh bổ sung địa điểm thực hiện dự án tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam cho phần công suất mở rộng 50 MW là không đúng với địa điểm quy hoạch tại Văn bản số 669/TTg-CN ngày 23/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh Ninh Thuận đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh diện tích đất, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án tại Văn bản số 529/UBND-KTTH ngày 20/10/2022.

Cũng tại dự án nói trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất huyện Thuận Nam và cho Công ty CP NLTT BIM thuê 165,16 ha đất tại xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 113/NQ-CP là không đúng khoản 2 Điều 12, khoản 8 Điều 35 Luật Đất đai 2013.

Đồng thời, cho thuê 59,976 ha đất tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam là không đúng với địa điểm thực hiện dự án tại Văn bản số 669/TTg-CN ngày 23/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Ninh Thuận đã để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình phê duyệt tại các điện mặt trời, điện gió. (Ảnh: Trung Nhân) 

Ngoài ra, tại dự án nhà máy điện gió Công Hài 1, Công ty EVNIC không đủ vốn chủ sở hữu theo quy định, nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn trình và được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, UBND tỉnh Ninh Thuận không lấy lại ý kiến của Bộ Công Thương.

Cũng tại dự án này, đến thời điểm thanh tra (6/2022), Tổng công ty Phát điện 2 đã đầu tư cho dự án là 63,646 tỷ đồng (02 giai đoạn), đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cho thuê tổng diện tích 7,62 ha đất (02 giai đoạn), dự án chậm tiến độ thời gian dài, nhưng UBND tỉnh chưa có giải pháp xử lý.

Đối với dự án nhà máy ĐMT Trung Nam Thuận Bắc 204 MW và Trung Nam Thuận Nam, việc thẩm định năng lực tài chính nhà đầu tư hai dự án nói trên cũng chưa thực hiện đúng quy định.

TTCP cũng cho biết, việc cho thuê đất thực hiện dự án nhà máy điện gió Phước Hữu Duyên Hải 1, UBND tỉnh Ninh Thuận cho chủ đầu tư thuê 1,073 ha đất (dự án đã hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại ngày 30/10/2021), nhưng đến thời điểm kiểm tra (tháng 6/2022) thì phần lớn diện tích còn lại đang sử dụng (khoảng 9 ha -10,5 ha) chưa được UBND tỉnh cho thuê đất là vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, ngày 01/7/2022, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có Quyết định số 384/QĐ-UBND cho Công ty TNHH Điện gió Phước Hữu – Duyên Hải 1 thuê đất.

Theo Kết luận TTCP, trách nhiệm đối với những khuyết điểm, vi phạm liên quan đến các dự án nêu trên thuộc về UBND tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan tham mưu có liên quan và một số chủ đầu tư dự án.

Theo đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh Ninh Thuận thực hiện các biện pháp xử lý.

Cụ thể,  UBND tỉnh Ninh Thuận chủ trì, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương khắc phục khuyết điểm, vi phạm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Không để thiếu điện trong mọi tình huống

Không để thiếu điện trong mọi tình huống

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ