Nỗ lực bù đắp khí đốt Nga, Đức ký hợp đồng mua LNG từ Mỹ
Kinhtedothi - Đức vừa ký hợp đồng dài hạn nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng khi nước này ngừng nhận khí đốt Nga.
RT đưa tin, thỏa thuận LNG kéo dài 20 năm được ký kết giữa Tổ chức Bảo đảm Năng lượng cho châu Âu (SEFE) của Đức và công ty Venture Global LNG của Mỹ.
Nhà nhập khẩu khí đốt SEFE trước đây là công ty con của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga và thường gọi là Gazprom Germania.
Hợp đồng năng lượng mới ký kết sẽ cung cấp cho Berlin 2,25 triệu tấn LNG hàng năm. Thỏa thuận này cũng đưa Venture Global trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất của Đức, với tổng cộng 4,25 triệu tấn LNG mỗi năm.
Giám đốc điều hành Mike Sabel cho biết: “Venture Global rất vui mừng được bắt đầu hợp tác chiến lược với SEFE, đưa công ty của chúng tôi trở thành nhà cung cấp LNG dài hạn lớn nhất cho Đức".
Theo hợp đồng, Venture Global sẽ cung cấp nhiên liệu siêu lạnh từ dự án LNG Calcasieu Pass 2 (CP2) cho công ty con Wingas của SEFE. Việc xây dựng CP2 được ấn định vào cuối năm nay và trạm dự kiến có công suất 20 triệu LNG mỗi năm.
Theo Giám đốc điều hành SEFE Egbert Laege, thông qua việc hợp tác với Venture Global LNG, SEFE thực hiện một bước quan trọng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho khách hàng Đức và châu Âu, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.
Trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine, nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) nhập tới 40% nhu cầu khí đốt từ Nga. Berlin đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga từ năm ngoái thông qua nhập khẩu LNG từ Mỹ và Trung Đông.
Đức hiện nhận LNG thông qua các cảng nổi ở Wilhelmshaven, Lubmin và Brunsbuttel. Berlin đang nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng riêng để thay thế nguồn cung cấp khí đốt Nga.
Hồi tháng 3 vừa qua, nghị sĩ Bundestag Andrej Hunko cảnh báo về việc phụ thuộc quá mức vào LNG từ Mỹ.
Ông Hunko nói rằng Đức đã phải trả giá đắt cho các vụ nổ trên tuyến đường ống Nord Stream – hệ thống vận chuyển khí đốt giá rẻ từ Nga. Chính trị gia Đức lập luận, việc Nord Stream bị phá hoại đã chuyển sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt Nga thành "nghiện" LNG từ Mỹ.
Nền công nghiệp Đức đình trệ vì thiếu khí đốt Nga?
Kinhtedothi - Bộ trưởng Kinh tế Đức cho rằng các nhà hoạch định chính sách ở Berlin cần tránh “lặp lại sai lầm tương tự” khi cho rằng tình trạng thiếu năng lượng sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Vì sao EU có thể chấp nhận mạo hiểm lưu trữ khí đốt ở Ukraine?
Kinhtedothi - Tờ Bloomberg giải thích, việc lưu trữ thêm nhiên liệu ở Ukraine có thể ngăn chặn tình trạng hết kho dự trữ khí đốt tại châu Âu trong những tháng tới.
Giá khí đốt tăng mạnh, châu Âu sẽ tránh được cuộc khủng hoảng năng lượng mới?
Kinhtedothi - Theo đài CNN, sau nhiều tháng giảm liên tiếp, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng trở lại trong tháng này