Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nỗ lực giảm căng thẳng, Nga-Mỹ sẽ đàm phán về vấn đề Ukraine

Kinhtedothi - Theo tin từ Nhà Trắng, Moscow và Washingon sẽ đàm phán về tình hình Ukraine, an ninh ở châu Âu và kiểm soát vũ khí vào ngày 10/1/2022.

Hãng tin AFP hôm 27/12 dẫn tuyên bố của người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết Nga và Mỹ sẽ hội đàm về tình hình Ukraine, an ninh ở châu Âu và kiểm soát vũ khí vào ngày 10/1/2022.
Trong khi đó, cuộc họp Hội đồng Nga-NATO có thể diễn ra vào ngày 12/1/2022, đồng thời đại diện của Nga và OSCE có thể họp vào ngày 13/1/2022.

 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: Tass
Hãng tin Tass ngày 28/12 đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov thông báo Mỹ và Nga sẽ đàm phán về tình hình Ukraine, an ninh ở châu Âu và kiểm soát vũ khí tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 10/1.
Trước đó, hôm 27/12, người phát ngôn của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết vòng đàm phán chính giữa Nga và Mỹ về an ninh sẽ diễn ra ngay sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch. Ngoại trưởng Lavrov lưu ý rằng, thời điểm tổ chức đàm phán đối với Nga rất quan trọng, vì việc trì hoãn là không thể chấp nhận khi Moscow đã đưa ra tối hậu thư về vấn đề này.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya 1 hôm 26/12, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga có thể lựa chọn các phản ứng khác nhau dựa trên lời khuyên từ các chuyên gia quân sự nếu Mỹ và NATO từ chối các yêu cầu an ninh.
Hôm 17/12, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố hai bản dự thảo thỏa thuận về bảo đảm an ninh mang tính ràng buộc pháp lý với Mỹ và NATO, theo đó Nga muốn loại trừ mọi kế hoạch mở rộng hoạt động của NATO về phía Đông châu Âu, trước hết là ở Ukraine, mà Moscow cho là có nguy cơ đe dọa an ninh Nga. Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng đã tuyên bố liên minh này sẽ xem xét kỹ lưỡng những đề xuất của Nga.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 26/12 cho biết Moscow đã nhận được lời mời từ NATO tổ chức đàm phán về những lo ngại an ninh của Moscow vào ngày 12/1/2022 và đang cân nhắc lời đề nghị này. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói với hãng tin Sputnik rằng vấn đề chính được thảo luận tại cuộc họp Nga-NATO sắp tới sẽ bao gồm các đề xuất an ninh của Moscow, đặc biệt là việc NATO không được mở rộng về phía đông.
Trong diễn biến liên quan, giới chức Đức vừa lên tiếng ủng hộ đề xuất của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg về việc tổ chức đàm phán với Nga vào ngày 12/1/2022, đồng thời kỳ vọng Moscow sẽ chấp thuận lời mời này.
Sputnik đưa tin, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Andrea Sasse nhấn mạnh: "Chúng tôi hoan nghênh lời mời của Tổng thư ký (Stoltenberg) vào ngày 12/1. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến này và hy vọng phía Nga sẽ chấp nhận lời mời".
Trong khi đó, Phó phát ngôn Chính phủ Đức Wolfgang Buechner cho biết Berlin chờ đợi các cuộc đàm phán sắp tới, bởi đó cũng là sự kiện ngoại giao kỳ vọng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz./.
 
Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ