Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nối thành công bàn tay đứt lìa cho nam thanh niên

Kinhtedothi - Ngày 14/6, Bác sĩ CK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Trung tâm chấn thương chỉnh hình bệnh viện vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị đứt lìa cổ tay, lộ gân đứt, xương cổ tay gãy, mất máu nhiều.

Bệnh nhân nói trên là anh C.D.L (31 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) được bệnh viện địa phương chuyển đến trong tình trạng vô cùng nguy kịch.
Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực và bảo quản lại bàn tay đứt lìa. Đồng thời, hội chẩn và quyết định xử trí mổ cấp cứu khâu nối vi phẫu cho anh L.
Ekip phẫu thuật tiến hành xử trí trước bàn tay bị đứt lìa. Cắt lọc sạch mô dập lấy dị vật, bộc lộ bó mạch thần kinh quay, bó mạch thần kinh trụ, thần kinh giữa, tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền, tìm xác định gân gấp sâu các ngón từ 1 - 5, gân gấp cổ tay, gân duỗi cổ tay, gân duỗi các ngón.
Tiếp đó, bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ để cố định xương, nối lại các mạch máu và các dây thần kinh, gân gấp và gân duỗi.
 Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho anh L
Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã nối thành công chi bị đứt cho bệnh nhân. Hiện tại, sinh tồn bệnh ổn định; bàn tay trái hồng, ấm; các ngón tay có thể cử động nhẹ. Những ngày tới sẽ được tập vật lí trị liệu để phục hồi dần chức năng.
Theo bác sĩ CK2 Huỳnh Thống Em - Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, đây là ca phẫu thuật vi phẫu phức tạp, để chi thể bị đứt rời sống được và phục hồi tốt được chức năng thì yêu cầu của cuộc phẫu thuật là phải khôi phục lại tất cả thành phần bị đứt như: Kết xương, khâu nối gân cơ và đặc biệt là phải khâu nối lại các mạch máu, thần kinh.
 Bàn tay được khâu nối thành công
Bác sĩ khuyến cáo, khi gặp trường hợp đứt lìa hay gần lìa chi (tay hoặc chân), người nhà cần phải làm sạch vết thương, băng ép cầm máu, bất động phần chi bị đứt và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu chi bị đứt lìa thì phải rửa sạch phần chi bị đứt rời dưới vòi nước máy, sau đó bọc trong một, hai lớp gạc vô trùng hoặc vải sạch, rồi cho vào trong một túi nylon, thổi phồng, buộc kín và cho vào trong xô nước đá. Tốt nhất nên bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4 - 5°C để kéo dài được thời gian sống của tế bào, tránh để phần chi bị đứt rời tiếp xúc trực tiếp với nước đá vì có thể gây bỏng lạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

02/02/2025 | 23:50

Kinhtedothi - Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật (trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn).

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ