Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nói thật và quyết tâm làm thật

Kinhtedothi - Phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc, quán triệt, triển khai Nghị quyết T.Ư 4 Khóa XII diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người nói về tầm quan trọng của tự phê bình trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Tâm nguyện về một Đảng đoàn kết, trong sạch, vững mạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang được mấy triệu đảng viên quyết tâm thực hiện. Đặc biệt là trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.
 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. Ảnh: DUY LINH

Ra Nghị quyết T.Ư 4 Khóa XII về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng khi Nghị quyết T.Ư 4 Khóa XI cũng về nội dung này được ghi nhận là mới đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Điều đó chứng tỏ T.Ư coi chặng đường phía trước còn khá nhiều khó khăn thử thách.
Việc quán triệt Nghị quyết rộng rãi đến tất cả lãnh đạo các cơ quan T.Ư, địa phương là để người đứng đầu hiểu được tầm quan trọng của mình trong việc đấu tranh với tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tổ chức, cơ quan của mình; Thực hiện hiệu quả 10 giải pháp cơ bản, đồng bộ mà Nghị quyết đề ra, đưa công tác xây dựng Đảng đi vào chiều sâu.
Bởi, nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Đây không phải lần đầu Đảng ta đặt vấn đề đẩy mạnh đấu tranh, củng cố xây dựng tổ chức Đảng. Mà công tác quan trọng này luôn được thể hiện xuyên suốt trong tư tưởng, đường lối của Đảng ta từ Đại hội 8 đến nay. Mà càng về sau thì lại càng cụ thể hơn. Ngay cả khái niệm “suy thoái đạo đức lối sống, phẩm chất chính trị” từ Nghị quyết 4 Khóa XI, nay cũng được nói rõ hơn, cụ thể hơn, hệ thống hơn.
Đó là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường XHCN, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói và làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. Đó là lối sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Dư luận đánh giá cao Nghị quyết T.Ư 4 Khóa XII không chỉ vì Nghị quyết đã nêu đúng, trúng tâm tư, tình cảm của cán bộ đảng viên và Nhân dân mà còn bởi Đảng đã chỉ ra chính xác nguyên nhân của sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chủ yếu bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, thiếu rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, lãng quên trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân; buông lỏng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình không nghiêm.         
Thấy thì đã thấy rồi. Nhưng vấn đề là làm như thế nào để Nghị quyết T.Ư 4 Khóa XII thực sự là bài thuốc đắng, trị cho “dã tật” mới là điều Đảng cần, dân cần.
Dân yêu Đảng, tin Đảng thì dân càng muốn Đảng phải xứng với niềm tin yêu ấy. Bởi chúng ta cũng đã nhiều lần “nhìn thẳng vào sự thật”, “nói thật”. Nhưng đã “làm thật” chưa?
E rằng câu hỏi này, không phải ai cũng mạnh dạn, tự tin trả lời!
Bởi những vụ việc tai tiếng về công tác tổ chức cán bộ, những đại án tham nhũng, những vụ thất thoát của Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng chưa giải quyết dứt điểm thời gian gần đây, cho thấy chúng ta còn nợ dân nhiều lắm. Chí ít là cũng nợ một niềm tin vào những giá trị tốt đẹp, vào tính tiên phong của Đảng trong sự nghiệp cách mạng đầy vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời mình hiến dâng! 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ