Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nữ giám đốc có hoàn cảnh đặc biệt mong hưởng án treo

Kinhtedothi - Ngày 19/4, phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án Oceanbank bắt đầu ngày làm việc thứ 2 với phần xét hỏi. Bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang - nguyên Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân OceanBank, người có hoàn cảnh đặc biệt nhất trong đại án OceanBank xin tòa được hưởng án treo.

Bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang làm Giám đốc Khối khách hàng cá nhân, phụ trách khách hàng điện tử tại OceanBank từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2014.
 Bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang trình bày trước tòa. Ảnh: Thái San.
Trình bày trước tòa, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang cho biết chưa bao giờ đưa truyền thống, hoàn cảnh gia đình ra chia sẻ, kể cả ở tòa sơ thẩm. Bản thân bị cáo có bố và chú ruột là liệt sỹ, mẹ nguyên là cán bộ cách mạng về hưu. Bị cáo đang phải một mình nuôi mẹ già và 2 con nhỏ (bị cáo Trang ly hôn chồng năm 2014), trong đó người con đầu mắc bệnh tự kỷ. Trong suốt quá trình điều tra, bị cáo hoàn toàn hợp tác, trung thực, chưa bao giờ có hành vi gian dối.
Theo trình bày của bị cáo Trang, khi tiếp nhận Giám đốc Khối khách hàng cá nhân, bản thân mỗi khối có chức năng nhiệm vụ riêng nên khối của bị cáo chỉ là người làm thuê, bị cáo cũng không hiểu hết từng đoạn của công việc, bị cáo chỉ xác nhận thông tin khách hành xem khách hàng có tồn tại trên hệ thống hay không.
“Khi đó Phó Tổng Giám đốc Trần Thanh Quang đã phân công công việc cụ thể nên bị cáo cũng không thể biết hết được những công việc liên quan tới chi CSKH. Nếu chịu trách nhiệm đồng phạm với số tiền phê duyệt thì mong HĐXX xem xét bởi bị cáo không liên quan. Vì thế, mong HĐXX giảm trừ 184 tỷ đồng mà bị cáo bị buộc phải chịu trách nhiệm dân sự. Khối khách hàng cá nhân không biết về việc chi vượt trần lãi suất nên mong HĐXX xem xét, trừ đi số tiền không vượt trần. Bị cáo khẳng định bản thân không trực tiếp chỉ đạo chi lãi ngoài, bản án sơ thẩm 36 tháng tù là quá nặng, mong HĐXX phúc thẩm xem xét cho bị cáo được hưởng án treo, để bị cáo được chăm mẹ già và con nhỏ” - bị cáo Trang trình bày.
Cũng trong phiên xét xử sáng nay, hầu hết các bị cáo nguyên là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch khi được hỏi đều mong HĐXX phúc thẩm xem xét để miễn trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ trách nhiệm hoặc thay đổi chế tài cho bản thân. Lý do các bị cáo nêu ra, trong vụ án này, họ chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện theo chủ trương của cấp trên, bản thân không được hưởng lợi, trong khi hình phạt ở cấp sơ thẩm quá nghiêm khắc. Các bị cáo đã khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ