Phá lệ Hồi giáo để bán rượu, chuyện gì đang xảy ra ở Ả Rập Saudi?
Kinhtedothi - Quốc gia Hồi giáo Ả Rập Saudi giám sát rất gắt gao lĩnh vực du lịch và kinh doanh vì đạo Hồi cấm các tín đồ uống rượu.
Hãng tin Reuters ngày 24/1 dẫn nguồn thạo tin cho hay Ả Rập Saudi đang chuẩn bị mở cửa hàng rượu đầu tiên ở thủ đô Riyadh để phục vụ độc quyền các nhà ngoại giao không theo đạo Hồi.
Reuters cho biết khách hàng sẽ phải đăng ký qua ứng dụng di động, nhận mã thông quan từ Bộ ngoại giao và tôn trọng hạn ngạch hàng tháng khi mua rượu ở Riyadh.
Động thái này là một cột mốc quan trọng của Ả Rập Saudi trong nỗ lực mở cửa đất nước. Quốc gia Hồi giáo do Thái tử Mohammed bin Salman đứng đầu giám sát rất gắt gao lĩnh vực du lịch và kinh doanh vì đạo Hồi cấm uống rượu.
Đây cũng là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Vương quốc này, có tên là “Tầm nhìn 2030” nhằm xây dựng nền kinh tế hậu dầu mỏ.
Reuters cho biết cửa hàng rượu dự kiến mở cửa trong vài tuần tới nằm ở Khu Ngoại giao của Thủ đô Riyadh, nơi có các đại sứ quán và nhà ngoại giao cư trú.
Ả Rập Saudi có luật cấm nghiêm ngặt về việc uống rượu. Các tín đồ hồi giáo vi phạm có thể bị phạt hàng trăm roi, trục xuất, phạt tiền hoặc bỏ tù; còn người nước ngoài vi phạm sẽ bị trục xuất. Rượu ở vương quốc này chỉ được cung cấp qua đường ngoại giao hoặc có rượu lậu trên thị trường chợ đen.
Báo Arab News hôm 21/1 đưa tin rằng quy định mới sẽ hạn chế nhập khẩu để nhà nước có thể kiểm soát "các hàng hóa đặc biệt và đồ uống có cồn mà đại sứ quán các quốc gia không theo đạo Hồi ở Ả Rập Saudi tiếp nhận".
Đổ hàng trăm triệu USD vào Neymar và Ronaldo, Ả Rập Saudi muốn gì?
Kinhtedothi - Ả Rập Saudi đang muốn thể hiện tình yêu bóng đá hay cố xóa sạch vết nhơ?
Ả Rập Saudi sẽ đảo ngược chính sách dầu mỏ vì cuộc xung đột Hamas-Israel?
Kinhtedothi - Giới phân tích kỳ vọng Ả Rập Saudi sẽ nới lỏng quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện vào đầu năm 2024 nếu nguồn cung bị gián đoạn do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Trung Đông.
Nga-Ả Rập Saudi tiếp tục siết nguồn cung dầu giữa lúc xung đột căng thẳng
Kinhtedothi - Nga và Ả Rập Saudi tiếp tục cắt giảm tự nguyện hơn 1 triệu thùng mỗi ngày cho đến hết năm nay dù bất ổn địa chính trị ở Trung Đông đang đe dọa gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu.