Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phản ứng mới nhất của Nga và Mỹ sau khi chính quyền Syria “thất thủ”

Kinhtedothi - Mỹ sẽ hỗ trợ đối tác và các bên liên quan ở Syria để tránh rủi ro trong thời điểm chuyển giao. Trong khi đó, Nga yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình tại quốc gia Trung Đông.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Herald Sun

Ngày 8/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu về việc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lực lượng phiến quân lật đổ và rời khỏi đất nước.

"Cuối cùng, chính quyền của ông Assad đã sụp đổ. Trong nhiều năm, họ nhận được sự ủng hộ từ các lực lượng đồng minh, nhưng trong tuần qua, sự ủng hộ đã sụp đổ vì các lực lượng này đều đã yếu hơn nhiều so với thời điểm tôi nhậm chức" - Tổng thống Biden hôm 8/12 bình luận về tình hình Syria.

Theo người đứng đầu Nhà Trắng, Syria đang đối mặt với "rủi ro và bất định" và Mỹ sẽ hỗ trợ khi có thể. "Đây là thời điểm mang lại cơ hội lịch sử để những người dân Syria xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước đáng tự hào của họ. Nhưng đó cũng là thời điểm đầy rủi ro và bất ổn,” ông Biden nói.

Tổng thống Biden lưu ý thêm rằng Mỹ sẽ làm việc với các đối tác và các bên liên quan ở Syria để giúp họ nắm bắt cơ hội quản lý rủi ro".

Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho hay, Washington đang theo dõi chặt chẽ các tuyên bố từ nhóm phiến quân Hayat Tahrir al-Sham sau khi lực lượng này lật đổ chính quyền Assad và kiểm soát thủ đô Damascus.

Một quan chức cấp cao khác nói rằng, Mỹ có thể sẽ duy trì khoảng 900 binh sĩ ở miền Đông Syria như một hàng rào chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS).

Theo Tổng thống Biden, các lực lượng Mỹ hôm 8/12 đã tiến hành hàng chục cuộc tấn công chính xác ở Syria nhắm vào các vị trí của ISIS để ngăn nhóm này trỗi dậy.

Về phần mình, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyansky ngày 8/12 cho biết, nước này đã đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức cuộc họp khẩn về tình hình Syia vào ngày 9/12.

Cùng ngày, Điện Kremlin cho hay Moscow kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán do LHQ làm trung gian về việc giải quyết tình hình ở Syria.

Theo Điện Kremlin, Moscow bày tỏ hy vọng các cuộc đối thoại chính trị sẽ được tiếp tục vì lợi ích của người dân Syria và sự phát triển quan hệ giữa Nga và Syria.

Cũng trong ngày 8/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, việc sử dụng các phần tử khủng bố để đạt được mục tiêu địa chính trị, như hiện đang diễn ra với nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria, là không thể chấp nhận được.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Sputnik

Trong khi đó, ông Konstantin Kosachyov - Phó chủ tịch Thượng viện Nga, đồng thời là một chuyên gia kỳ cựu của Nga về các vấn đề quốc tế, khẳng định, người dân Syria sẽ phải tự mình đương đầu với một cuộc nội chiến toàn diện.

Ông Kosachyov dự đoán rằng cuộc nội chiến ở Syria sẽ không thể kết thúc khi chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad bị lật đổ và thời kỳ khó khăn vẫn đang ở phía trước.

Trong một bài đăng trên kênh Telegram chính thức, ông Kosachyov khẳng định nhiệm vụ chính của Nga là đảm bảo an toàn cho thường dân, bao gồm cả các nhà ngoại giao và gia đình, tất nhiên là cả quân nhân đang ở lãnh thổ Syria vì lợi ích, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Bên cạnh đó, ông Kosachyov cũng nhấn mạnh, nếu người dân Syria tiếp tục cần sự hỗ trợ của Nga, Chính quyền nước này luôn sẵn sàng.

Lực lượng đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và các nhóm dân quân chống chính phủ khác ở Syria đã nắm quyền kiểm soát Damascus hôm 8/12 sau khi bất ngờ nối lại các cuộc tấn công quân đội Syria.

Cuộc tấn công của HTS bắt đầu vào tuần trước từ tỉnh Idlib do phe đối lập nắm giữ và được chỉ huy bởi một cựu chỉ huy Al-Qaeda.

Nga xác nhận ông Assad đã từ chức đồng thời rời khỏi đất nước sau các cuộc đàm phán với phe đối lập và quyết định chuyển giao quyền lực hòa bình.

Theo truyền thông Nga, ông Assad và gia đình hiện ở Moscow và đã được cấp phép tị nạn tại quốc gia này.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ