Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát huy hệ giá trị đặc trưng của Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình

Kinhtedothi - Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của Nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô.

Sáng 13/12, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp cùng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) Lương Đức Thắng phát biểu. Ảnh: Cẩm Tú

Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) Lương Đức Thắng cho biết, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực văn hóa. Đáng chú ý, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam. Đây chính là nền tảng quan trọng để xây dựng hệ giá trị văn hóa gắn kết chặt chẽ, hài hòa với việc xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam.

Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do vậy, việc xây dựng hình ảnh “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” là nhiệm vụ trọng yếu của TP - trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và ngoại giao của cả nước.

Theo Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng, việc xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và con người Việt Nam đã được đặt ra và thảo luận từ lâu. Tuy nhiên, trong bối cảnh giai đoạn mới, điều quan trọng là phải xác định cách thức triển khai cụ thể, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay.

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu. Ảnh: Cẩm Tú

Tiếp nối các hội nghị tọa đàm đã tổ chức trong năm 2023, Sở VH&TT Hà Nội tiếp tục tổ chức hội nghị tọa đàm lần này nhằm quán triệt sâu sắc, toàn diện 3 hệ giá trị: hệ giá trị văn hóa (dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học), hệ giá trị gia đình (ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh) và hệ giá trị con người Việt Nam (yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo).

Phát biểu đề dẫn, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trần Thị Vân Anh khẳng định, việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của Nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững. 

Quang cảnh hội nghị tọa đàm. Ảnh: Cẩm Tú

Chia sẻ về hai phương án xây dựng chuẩn mực “Người Hà Nội - Hào hoa - Thanh lịch - Nghĩa tình - Văn minh” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, bà Trần Thị Vân Anh cho biết với phương án thứ nhất, các chuẩn mực không chỉ kết nối nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế mà còn khẳng định vị thế của Thủ đô là trung tâm văn hóa, chính trị, hội nhập quốc tế của cả nước. Những chuẩn mực này tạo nên hình ảnh con người Hà Nội thanh lịch, văn minh nhưng luôn sáng tạo và hiện đại, góp phần định hình “sức mạnh mềm” của Thủ đô Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Trong khi đó, phương án 2 sẽ nhấn mạnh vai trò đại diện của Thủ đô qua các hành động, giá trị và tinh thần của con người Hà Nội, đồng thời đặt họ vào vị trí dẫn dắt trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Dù lựa chọn phương án nào, việc xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và thực hiện liên tục. Các tiêu chí cần được xác định rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thực hiện, nhằm phù hợp với bối cảnh mới. Những chuẩn mực này không chỉ là đích đến mà còn mà còn là kim chỉ nam để người Hà Nội tiếp tục khẳng định bản sắc, vai trò trong thời đại hội nhập và phát triển.

Xây dựng hệ giá trị văn hóa Hà Nội trong thời kỳ mới

Xây dựng hệ giá trị văn hóa Hà Nội trong thời kỳ mới

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

Nghệ nhân sơn mài Hà Nội chào Xuân với 45 bức tượng rắn độc đáo

17/01/2025 | 21:55

Hơn 20 năm không ngừng sáng tạo và đổi mới, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật sơn mài truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của làng nghề Thủ đô. Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra 45 bức tượng rắn độc đáo với nhiều hình thái khác nhau.

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

Sôi động với trải nghiệm “Tết truyền thống” tại Hà Nội

16/01/2025 | 17:39

Kinhtedothi - Từ ngày 18/1, tại nhiều điểm di sản, giao lưu văn hóa như phố cổ Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm diễn ra các chương trình trải nghiệm “Tết truyền thống” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phát huy sức mạnh âm nhạc trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

29/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống và tâm hồn người dân Thủ đô, góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Để xây dựng chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh, cần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống, đồng thời khuyến khích những sáng tạo mới.

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

Hơn 50.000 hộ dân quận Ba Đình được công nhận "Gia đình văn hóa"

27/12/2024 | 11:58

Kinhtedothi - Sáng 27/12, UBND quận Ba Đình tổ chức tổng kết thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

Câu chuyện ý thức: Góc phố sạch

23/12/2024 | 21:31

Kinhtedothi - Trong nhịp sống hối hả của thời đại, việc giữ gìn sự sạch sẽ và văn minh nơi công cộng không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là thước đo văn hóa của cả cộng đồng. Thế nhưng, xả rác bừa bãi tưởng chừng như nhỏ nhặt lại đang trở thành một vấn đề nhức nhối.

Tin tài trợ