Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển đồng bộ để hút khách đi xe buýt

Kinhtedothi - Theo Sở GTVT Hà Nội, tính đến tháng 4/2024, TP có 152 tuyến buýt đang khai thác vận hành, trong đó có 128 tuyến buýt trợ giá; 8 tuyến buýt không trợ giá; 13 tuyến buýt kế cận và 3 tuyến City tour.

Mạng lưới xe buýt đã tiếp cận đến tất cả quận, huyện, thị xã. Bên cạnh đó, đã kết nối với 8 tỉnh thành lân cận: Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Nam Định.

Phương tiện giao thông công cộng nòng cốt

Toàn mạng lưới xe buýt có trên 4.700 điểm dừng, 350 nhà chờ, 5 điểm trung chuyển, 130 điểm đầu cuối, 12,9km đường dành riêng cho xe buýt. Tổng số phương tiện xe buýt hiện nay là 2.185 xe, trong đó, xe buýt trợ giá 1.908 xe với 281 xe sử dụng năng lượng sạch, 139 xe CNG (sử dụng khí thiên nhiên nén) và 142 xe buýt điện, đạt 14,7% và trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV trở lên.

Theo đánh giá của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, chất lượng đoàn xe được nâng cao, chủng loại xe hoạt động đa dạng phù hợp với điều kiện hạ tầng khu vực; thông tin về mạng lưới phục vụ người dân được kịp thời (ứng dụng tìm buýt, busmap,…). Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ được tuân thủ theo đúng quy định; hệ thống định mức đơn giá từng bước đã được cải thiện cập nhật hoàn thiện. Ngoài ra, hình thức vé xe buýt tại Hà Nội đa dạng với nhiều đối tượng khác nhau; xe buýt xanh, sạch thân thiện với môi trường bước đầu đã được triển khai.

 

Để xe buýt trở nên hấp dẫn hơn, cần tổ chức lại giao thông, hướng tuyến cho phù hợp, tránh ùn tắc. Bên cạnh đó, ngoài nâng cao chất lượng phương tiện, đào tạo lái xe, ứng dụng công nghệ, kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm, thông tin tuyên truyền…, phải nhìn nhận lại việc ưu tiên cho xe buýt. Sở GTVT Hà Nội, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với DN vận tải, chính quyền địa phương tập trung rà soát mạng lưới, đánh giá hiệu quả các tuyến xe buýt để có điều chỉnh cho phù hợp, tăng khả năng tiếp cận của người dân.

Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Đỗ Cao Phan

Tuy nhiên, xe buýt của Hà Nội vẫn chưa đạt được như kỳ vọng khi thời gian di chuyển dài, tốc độ di chuyển còn chậm. Theo tính toán của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, vào khung giờ cao điểm, tốc độ khai thác của nhóm tuyến nội thành chỉ đạt 12,7km/giờ. Tỷ lệ người dân tham gia vẫn chưa đáp ứng được mong muốn. Một số cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới phương tiện cho DN vẫn còn khó tiếp cận. Việc mở rộng mạng lưới chưa đáp ứng được hết nhu cầu đi lại của Nhân dân, bởi một số nơi người dân chưa tiếp cận được xe buýt.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội còn 66 xã chưa có xe buýt tiếp cận do điều kiện về hạ tầng chưa cho phép. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý điều hành giao thông mới chỉ ở giai đoạn đầu...

Chị Nguyễn Thị Nhàn, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội chia sẻ: “Tôi sử dụng tàu điện, xe buýt là phương tiện đi lại chính. Hầu hết các tuyến đường ở nội thành đã có xe buýt phủ sóng nên việc đi lại khá thuận lợi. Tuy nhiên, thời gian di chuyển của xe buýt quá lâu, nhất là vào giờ cao điểm. Bên cạnh đó, một số tuyến xe buýt vẫn còn lộ trình vòng vèo, quá dài nên nhiều lúc tôi phải sử dụng xe cá nhân hoặc taxi, xe ôm để di chuyển”.

Rà soát tổng thể mạng lưới

Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội Thái Hồ Phương cho rằng, để vượt qua những thách thức, giải quyết các vấn đề phát sinh và phát triển hệ thống giao thông đô thị, thì một trong những giải pháp khả thi, cơ bản và quan trọng hàng đầu là phát triển và tiếp tục trợ giá cho hệ thống vận tải hành khách công cộng tiên tiến và thân thiện môi trường.

“Để mạng lưới xe buýt hoạt động hiệu quả cần nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ điều hành thông minh trên xe buýt với chức năng điều hành trực tuyến giữa lái xe và Trung tâm điều hành; tiếp tục hoàn thiện, phát triển hệ thống thông tin hành khách, bản đồ xe buýt, phần mềm tìm buýt, busmap và phát triển hệ thống bảng điện tử tại các nhà chờ, điểm đầu cuối” - ông Thái Hồ Phương nhìn nhận.

Ngoài ra, để giải quyết các tồn tại, hạn chế của mạng lưới xe buýt, cần đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải hành khách công cộng trên địa bàn TP Hà Nội.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Thanh Nam cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục, kiên trì triển khai các làn đường ưu tiên cho xe buýt theo kế hoạch. Việc này, sẽ làm tăng tốc độ khai thác chạy xe, giảm đáng kể thời gian chuyến đi cho hành khách, yếu tố khuyến khích hấp dẫn người dân đi lại sử dụng dịch vụ xe buýt. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết cho xe buýt phát triển và lưu thông trong điều kiện giao thông hỗn hợp.

Cùng với đó, cần ban hành quy định về tiêu chuẩn diện tích, các tiện ích tối thiểu cho bố trí điểm đầu cuối, trung chuyển… Chính sách về ưu tiên quỹ đất cho xây dựng điểm trung chuyển, dừng đỗ phương tiện công cộng, trong đó có xe buýt. Có sự phối hợp về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển giao thông công cộng của TP. Các chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới phương tiện sử dụng năng lượng xanh cần được quan tâm, tạo điều kiện hơn.

Vận tải công cộng Thủ đô sẽ bứt phá

Vận tải công cộng Thủ đô sẽ bứt phá

Kéo người dân đến gần vận tải công cộng

Kéo người dân đến gần vận tải công cộng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ