Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển kinh tế tư nhân: Rút ngắn khoảng cách giữa chính sách và thực tế

Kinhtedothi - Kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế với mục tiêu GDP năm nay là 6,7%, năm sau 6,5 - 6,7%.

 Việc Chính phủ thành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ thục hành chính của Thủ tướng với những chiến lược hành động cụ thể, xóa rào cản để kinh tế tư nhân phát triển được cộng đồng DN kỳ vọng và đánh giá cao.
Lắng nghe nhiều hơn trước mỗi quyết sách

Thực tế cho thấy, khi Chính phủ thành lập riêng ban nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân thể hiện sự quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ trong việc đưa tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống; góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển cũng như nâng cao vai trò, vị thế của khối DN này trong nền kinh tế Việt Nam.

Nhìn nhận về vấn đề này, đại diện cộng đồng DN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội Mạc Quốc Anh đánh giá, việc ra mắt Ban IV có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây thực sự là tín hiệu tích cực thể hiện Chính phủ hành động, kiến tạo, lắng nghe để có những chính sách cụ thể sát với đời sống thực của cộng đồng DN, trong đó có DNNVV và tư nhân chiếm đến 97%. Đồng thời cho rằng, từ việc nhỏ nhất nếu Ban IV gần với DN sẽ cải thiện môi trường để thúc đẩy DN phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, có thể bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân ra đời được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ cải thiện, hỗ trợ phát triển.   Ảnh: Khắc Kiên

Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đồng thời là Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân khẳng định, chiến lược hoạt động của Ban được xác định theo các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn. Trong ngắn hạn sẽ tập trung thúc đẩy cải cách cơ chế chính sách, thủ tục hành chính để tháo gỡ rào cản trong đầu tư, phát triển các dự án công nghệ thông tin bằng nguồn vốn ngân sách. Bên cạnh đó là cải cách cơ chế như: Chính sách về thị thực để thúc đẩy phát triển du lịch, thúc đẩy cổ phần hóa… Về trung hạn, Ban sẽ tập trung đề xuất những giải pháp phát triển Chính phủ điện tử, huy động vốn cho nông nghiệp công nghệ cao, đề xuất các biện pháp và giải pháp cắt giảm chi phí logistics dựa trên giải pháp quy hoạch logicstics…

Nỗ lực vì doanh nghiệp

Đưa ra quan điểm của mình, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thẳng thắn chỉ ra, DN Việt Nam đang phát triển rất rời rạc, thiếu liên kết, vì vậy tư vấn của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân nên hướng đến làm sao tạo được một lực lượng DN gắn kết, không phải chỉ phát triển về số lượng. Bởi, Việt Nam đã có những tập đoàn kinh tế tư nhân khá mạnh, vậy các DN nhỏ và siêu nhỏ tham gia như thế nào trong chuỗi giá trị của những tập đoàn này, liên kết với nhau ra sao để có thể phát triển. Đồng quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội Vũ Văn Tiền - thành viên Ban cố vấn VPSF cũng khẳng định, người Việt Nam, DN Việt Nam không có gì là không làm được, đoàn kết và hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh.

Được biết, trong thời gian tới, Ban ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân và Hội đồng Tư vấn cải cách thủ thục hành chính của Thủ tướng sẽ nghiên cứu để tư vấn cụ thể trong việc cắt bỏ những điều kiện bất hợp lý, làm khó DN để cộng đồng DN có thể thấy những hiệu quả bước đầu của quyết tâm cải cách theo tinh thần Chính phủ hành động. Ban cũng đã có kế hoạch sẽ tiếp xúc với các hiệp hội DN để nắm rõ tình hình thực tế và các khuyến nghị của DN để tư vấn với Thủ tướng những giải pháp khả thi nhất.

Do đó, trước những ý kiến của DN, thay mặt Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân ra đời nhằm nỗ lực thực hiện Nghị quyết T.Ư 5… Đồng thời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, những đề xuất này sẽ được đưa vào Nghị quyết phiên họp Chính phủ, theo đó các cơ quan liên quan sẽ thực hiện để tạo điều kiện cho DN tư nhân phát triển góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra nhằm xóa mọi rào cản để lực lượng này phát triển.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ