Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phổ biến pháp luật tại Hà Nội: Nhiều mô hình mới, sáng tạo

Kinhtedothi - Thời gian qua, việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn Hà Nội tiếp tục đổi mới với nhiều mô hình mới, sáng tạo; đồng thời, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống.

Một buổi tuyên truyền phố biến pháp luật tại Hà Nội.
Tuyên truyền gắn với thực tế từng ngành, đơn vị
Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức. Hà Nội xây dựng phần mềm “Tìm hiểu trực tuyến pháp luật phòng, chống tham nhũng gắn với quy tắc ứng xử trong trường học và quy tắc ứng xử nơi công cộng” phục vụ sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh các trường THPT trên địa bàn TP để triển khai thực hiện trong năm học 2019 - 2020 và các năm tiếp theo.
Năm 2019, các cấp, ngành TP tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bám sát sự chỉ đạo của T.Ư và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của TP. Điển hình như các văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua hoặc có hiệu lực thi hành năm 2019, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, kỷ cương hành chính...
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP Lê Hồng Sơn
Công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị, trật tự, an toàn giao thông được các cấp, các ngành TP triển khai rộng khắp đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thông qua các hình thức phù hợp. Qua đó, đã nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, thi hành công vụ và ý thức chấp hành pháp luật của người dân Thủ đô.
Trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, các cấp, các ngành của TP tiếp tục tổ chức các đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; phòng, chống tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua đó, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có chuyển biến tích cực và rõ nét hơn, ý thức phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội của người dân được nâng cao.
Sáng tạo, gần gũi giúp tạo chuyển biến tích cực
Trong công tác cải cách hành chính, việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Năm 2019, Hà Nội đã tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách thủ tục hành chính” và cuộc thi “Tìm hiểu Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)”. Công tác tuyên truyền DVCTT được TP quan tâm, triển khai đồng bộ từ TP đến các quận, huyện, thị xã với nhiều hình thức sáng tạo, gần gũi, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về vị trí, vai trò của CNTT trong quá trình phát triển, hội nhập.
Nhiều mô hình mới, sáng tạo được các đơn vị tích cực triển khai như: Phổ biến thông qua các cuộc họp, các hoạt động ở tại tổ dân phố, khu dân cư, thông qua các buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương (như các quận, huyện: Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Ba Đình, Chương Mỹ...); thành lập câu lạc bộ tin học cựu chiến binh và người cao tuổi (khu dân cư Tân xuân - thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ); triển khai các mô hình mới như “Khu dân cư điện tử”, “Tổ dân phố điện tử” (các quận, huyện: Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Phú Xuyên…). Đồng thời, tuyên truyền thông qua các bảng quảng cáo lắp đặt trong thang máy tại các tòa nhà chung cư cao tầng cũng như cử cán bộ, thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ trực tiếp cho người dân sử dụng DVCTT. Công tác tuyên truyền đã tạo điều kiện cho người dân, tổ chức, DN dễ dàng tiếp cận thông tin và sử dụng các DVCTT, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng DVCTT mức độ 3, 4 của TP.
Với các mô hình mới, sáng tạo, công tác PBGDPL trong năm qua đã góp phần quan trọng tạo nên chuyển biến về tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân. Các mô hình hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn đã trở thành những điểm sáng của cơ sở trong triển khai công tác PBGDPL.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ