Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng nhiễm Sars-CoV-2 ở thai phụ

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh Sars-CoV-2 có thể lây từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc sức khỏe và thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Nguy cơ lây nhiễm luôn rình rập
Đang mang thai ở tháng thứ 6, chị Nguyễn Thị Thúy Hạnh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) khá lo lắng khi nguy cơ dịch bệnh Covid-19 luôn rình rập trong thời điểm này. Chị lại càng không yên tâm khi biết thông tin mới đây Hongkong ghi nhận trường hợp thai phụ (32 tuổi, mang thai 16 tuần) đầu tiên nhiễm Sars-CoV-2.
“Tuy bản thân đã tuân thủ, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng tôi thực sự lo lắng nếu chẳng may mình bị nhiễm bệnh mà lây cho con thì không biết hậu quả sẽ ra sao?”- chị Hạnh trải lòng.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Chia sẻ những lo lắng của chị Hạnh, PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư cho hay, đây là câu hỏi thường trực của các bà mẹ ở trong thai kỳ cũng như gia đình các sản phụ.
Theo PGS.TS Phú, các biện pháp phòng, chống lây nhiễm chỉ phòng, chống lây nhiễm ra cộng đồng nói chung. Còn đối với phụ nữ mang thai, khi mắc các bệnh cảm cúm đều có khả năng gây biến chứng cho thai nhi. Do đó, không chỉ trong đợt dịch này, nếu các bà mẹ mang thai có bất kỳ biểu hiện cảm cúm, cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán trước sinh, tránh những biến chứng cho thai nhi. Bởi chẩn đoán trước sinh rất quan trọng.
PGS.TS Vũ Xuân Phú cũng cho rằng, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, hiện không có khuyến cáo dành riêng cho đối tượng này. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. “Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh để giữ cơ thể khỏe mạnh, như: Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ít nhất 30 giây.
Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch, dùng sản phẩm vệ sinh tay có chứa ít nhất 60% cồn. Cần súc miệng, rửa họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng phòng lây nhiễm bệnh.
Hạn chế du lịch, đến nơi đông người; đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi đi thăm khám thai kỳ tại bệnh viện, phòng khám. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, khó thở...” - PGS.TS Vũ Xuân Phú khuyến cáo.
Hạn chế đến nơi có nguy cơ lây nhiễm
PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho rằng, mọi người ở tất cả các lứa tuổi đều có thể bị mắc Sars-CoV-2, nhưng phụ nữ mang thai với sức đề kháng yếu có nguy cơ bị nặng hơn. Đối với phụ nữ mang thai, một bệnh lý nhiễm trùng do bất kỳ nguyên nhân gì không cứ là Sars-CoV-2, có thể là cúm hay dịch bệnh khác đều có nguy cơ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Đặc thù của Sars-CoV-2 là gây ra viêm phổi rất nặng. Đối với phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch tương đối giảm, viêm phổi sẽ dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy, chính điều này sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, PGS. TS Trần Danh Cường cũng khuyên phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, vẫn phải đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ vì các cơ sở y tế đều có đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai cần đi khám thai định kỳ để được sử dụng thuốc, vitamin bổ sung phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ. Mỗi phụ nữ trước và sau khi sinh cần lượng dinh dưỡng, hàm lượng sắt, canxi, vitamin… rất khác nhau. Sản phụ cần thăm khám để xem nhu cầu cơ thể ra sao, không tự ý bổ sung mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ