Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm: Chợ tiền tỷ xây xong để “đắp chiếu”

Kinhtedothi - Năm 2013, huyện Từ Liêm (cũ) đã đầu tư 22,5 tỷ đồng để xây dựng chợ dân sinh tại xã Tây Mỗ (nay là phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm).

Gần 5 năm sau, ngôi chợ này vẫn trong tình trạng dang dở, nhiều hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 7/5/2013, UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã có văn bản số 228 “Chấp thuận điều kiện, bố trí kế hoạch, chuẩn bị đầu tư dự án: Xây dựng chợ dân sinh thôn Tây Mỗ, xã Tây Mỗ”. Theo văn bản này, Tây Mỗ là một trong những xã có tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, nhu cầu giao thương và vận chuyển hàng hoá tăng nhanh. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở vật chất chợ dân sinh trên địa bàn xã còn thiếu và yếu. Do vậy, việc quan tâm đầu tư xây dựng chợ dân sinh là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu trên của Nhân dân địa phương.

Mục tiêu ban đầu là hoàn thành trong năm 2013, nhưng gần 5 năm sau - chợ dân sinh

Tây Mỗ vẫn để trống.   Ảnh: Trần Thụ

Từ những yếu tố trên, công trình xây dựng chợ dân sinh Tây Mỗ đã được đầu tư với quy mô 3.600m2 với hạ tầng gồm: Nhà chợ chính, nhà ban quản lý và các công trình phụ trợ. Tổng kinh phí xây dựng là 22,5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là năm 2013.
Những tưởng với sự cấp thiết như văn bản của UBND huyện Từ Liêm (cũ), công trình chợ dân sinh Tây Mỗ phải sớm hoàn thành và đi vào sử dụng. Nhưng gần 5 năm sau, công trình này vẫn dở dang. Đến nay, chợ dân sinh Tây Mỗ mới chỉ thực hiện xây dựng được hệ thống nhà quản lý, bảo vệ, tường rào và 1 cầu chợ. Còn một phần diện tích vẫn chưa được giải phóng mặt bằng. Do lâu ngày không được quan tâm, chỉnh trang nên một số hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Cường - Phó Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ cho biết, với dân số lên tới trên 24.000 người, nhưng đến nay phường Tây Mỗ mới có 1 chợ cấp 3 nằm ở thôn Miêu Nha và một chợ tạm ở gần đình làng Tây Mỗ. Nhu cầu về chợ ở đây rất bức thiết. Tuy nhiên, theo người dân ở đây thì vị trí chợ dân sinh Tây Mỗ rất bất hợp lý vì xa khu dân cư. Nếu muốn người dân vào kinh doanh, buôn bán, chắc chắn phường phải cưỡng chế chợ tạm thì mới khả thi.
Cũng theo ông Nguyễn Đăng Cường, nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của dự án là do tổng diện tích được phê duyệt để xây chợ là 3.600m2, nhưng còn khoảng 400m2 đất của gia đình bà Nghiêm Thị Lập vẫn chưa được giải phóng mặt bằng. "Nhưng 400m2 đất nói trên là do bà Lập nhận chuyển nhượng từ mẹ đẻ, bản thân bà lại không có hộ khẩu tại địa phương, nên không được áp dụng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như quy định. Vì thế, việc xây dựng phải đình lại, việc này cấp phường rất khó xử lý" – ông Cường cho biết thêm. Tuy nhiên, văn bản số 228 của UBND huyện Từ Liêm (cũ) lúc đó lại thể hiện: “Toàn bộ 3.600m2 đất để xây dựng chợ là đất vườn do UBND xã quản lý” (?)!
Được biết, ngày 17/2/2017, UBND phường Tây Mỗ đã có văn bản gửi UBND quận Nam Từ Liêm và ngành chức năng, đề xuất giao chợ dân sinh cho địa phương quản lý, khai thác sau khi hoàn thiện, bổ sung, chỉnh trang một số hạng mục… Nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, đến nay, Ban quản lý chợ quận Nam Từ Liêm vẫn chưa nhận bàn giao chợ dân sinh từ Ban quản lý Dự án quận và UBND phường Tây Mỗ thì… vẫn chờ!
Chính vì sự thiếu trách nhiệm của một số cơ quan chức năng và chưa kiên quyết của chính quyền địa phương mà người dân thì không có nơi họp chợ, còn công trình chợ dân sinh tốn kém hàng chục tỷ đồng lại hư hại, xuống cấp ngay từ khi chưa hoàn thiện.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ