Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Đống Đa luôn quan tâm chăm lo đời sống người có công

Kinhtedothi - Phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Đống Đa đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội.

Đặc biệt là phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và thực hiện chính sách đối với những người có công với nước.

Lãnh đạo quận Đống Đa thăm, tặng quà Thương binh Hoàng Đức Độ thuộc phường Quốc Tử Giám.

Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo người có công

Theo Trưởng Phòng Lao động – Thương binh xã hội quận Đống Đa Nguyễn Đình Tiên, việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thời gian qua trên địa bàn quận đã đi vào nề nếp và được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn quận nhận thức, quán triệt đầy đủ.

Quận cũng tập trung chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: động viên, thăm hỏi, tặng quà các thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công; chỉnh trang các công trình đài tưởng niệm, chăm sóc phần mộ các liệt sĩ; xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; chăm sóc sức khỏe người có công; hành hương về các địa chỉ đỏ; tổ chức thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn toàn huyện vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7…

 

Tính đến ngày 25/7/2023, toàn quận đã vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được hơn 2,1 tỷ đồng (đạt 216% kế hoạch).

Nhờ đó, những hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này đã được triển khai rộng khắp trong toàn quận, giáo dục cho mọi người, nhất là với thế hệ trẻ về lòng biết ơn, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Thấy rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển của quê hương, đất nước.

Lãnh đạo phường Láng Thượng tổ chức dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm Liệt sỹ phường.

Cụ thể, quận đã tặng 241 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng kinh phí 558 triệu đồng. Tu bổ nâng cấp 5 công trình nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên địa bàn quận với kinh phí 50 triệu đồng bằng nguồn vận động xã hội hóa. Hỗ trợ sửa chữa 1 nhà ở cho người có công với cách mạng với kinh phí 50 triệu đồng. Quận tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc, phụng dưỡng 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống với mức từ 1 - 2 triệu đồng/tháng.

“Quận Đống Đa không có hộ gia đình người có công thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Tuy nhiên, công tác chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng vẫn được xác định ưu tiên thực hiện với mục đích nâng cao mức sống người có công trên địa bàn quận. Kịp thời phát hiện và hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khó khăn đột xuất và góp phần ổn định đời sống” – ông Nguyễn Đình Tiên cho biết.

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực

Trưởng Phòng Lao động – Thương binh xã hội quận Đống Đa Nguyễn Đình Tiên cũng cho biết, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2023), quận Đống Đa đã tổ chức thực hiện tặng quà đầy đủ, kịp thời đến các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Phường Phương Mai tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ cho người có công trên địa bàn phường.

Theo đó, ngoài trao tặng suất quà của Chủ tịch nước, Thành phố Hà Nội, 21 phường trên địa bàn quận đã vận đồng các nguồn xã hội hóa tặng 4.657 suất quà trị giá hơn 1 tỷ đồng đồng tới các gia đình thương bệnh binh, người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc hóa học cùng các gia đình liệt sĩ trên địa bàn. Lãnh đạo quận đến thăm hỏi và tặng quà 8 gia đình người có công và thân nhân người có công tiêu biểu.

Điển hình, tại phường Láng Thượng, Ban vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” triển khai vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, các nhà hảo tâm, Nhân dân… trên địa bàn phường ủng hộ quỹ với số tiền 150 triệu đồng. Theo đó, phường tổ chức nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như: Tổ chức khám sức khỏe, tặng quà cho 196 gia đình thương binh, bệnh binh, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thân nhân gia đình liệt sỹ.

Ngoài ra, tổ chức Lễ cầu siêu tại Nhà bia tưởng niệm Liệt sỹ phường. Phường và các Ban ngành đoàn thể tổ chức gặp mặt kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ. Trao tặng sổ tiết kiệm tổng trị giá 35 triệu đồng cho các gia đình chính sách. Đoàn thanh niên phường phối hợp với các đơn vị tổ chức thắp nến tri ân tại Nhà bia tưởng niệm Liệt sỹ phường.

Còn tại phường Phương Mai, hiện nay, tổng số người có công hiện phường đang quản lý 274 người. Thực hiện cuộc vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để chăm lo, thực hiện tốt chính sách đối với người có công thì đến nay đã nhận được sự đóng góp, ủng hộ quỹ với số tiền gần 150 triệu đồng.

Phường Phương Mai tổ chức gặp mặt, tặng quà cho gia đình chính sách, người có công.

Thực hiện tháng cao điểm “Đền ơn đáp nghĩa” hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh  - Liệt sỹ, phường tổ chức 2 đoàn thăm hỏi, tặng quà 8 gia đình chính sách, người có công tại nhà. Bên cạnh đó, phường đã tổ chức dâng hương, viếng nghĩa trang Liệt sỹ, đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công Liệt sỹ để tỏ lòng tri ân với các Anh hùng liệt sỹ của dân tộc…

Có thể đánh giá, năm 2023 và điểm nhấn là kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ, quận Đống Đa đã quan tâm, chỉ đạo cụ thể chi tiết để tuyên truyền và các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị cùng xây dựng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Điều này đã tạo thành dấu ấn bằng những việc làm và con số thiết thực trong công tác quan tâm chăm lo đến các đối tượng chính sách và người có công. Đồng thời, giúp các gia đình chính sách quận Đống Đa ngày càng tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ