Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quản lý hồ sơ sức khỏe: Bước ngoặt của y tế Thủ đô

Kinhtedothi - Khác với những ngày thường, trong sáng qua 1/3, không khí khám chữa bệnh tại Trạm Y tế phường Phúc Đồng (Long Biên) và xã Cổ Bi (Gia Lâm) rộn ràng hơn hẳn.

Đây là hai đơn vị đầu tiên của Hà Nội triển khai mô hình quản lý hồ sơ sức khỏe cho người dân. Đến kiểm tra công tác này tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định, Hà Nội sẽ quyết tâm triển khai thành công mô hình này.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu tại buổi lễ
Người dân phấn khởi
Có mặt tại Trạm Y tế từ rất sớm, ông Hà Công Huy (76 tuổi, tổ 2, phường Phúc Đồng) vô cùng phấn khởi khi thấy Trạm Y tế phường triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe cho người dân. Ông Huy cho biết, từ trước đến nay, mỗi lần đi khám bệnh, hễ đến đâu ông đều phải trình bày tiền sử bệnh tật với bác sĩ, vừa mất thời gian vừa phải thấp thỏm lo âu, đợi chờ. Nhưng nay, Trạm Y tế đã quản lý hồ sơ sức khỏe, tới đây, khi khám bệnh, ông sẽ không phải trình bày nhiều. Tuy nhiên, điều mà ông lo lắng, băn khoăn là trang thiết bị y tế cũng như công nghệ điện tử tại địa phương liệu có đáp ứng nhu cầu thực tiễn hay không.
 Đại diện lãnh đạo ban ngành chứng kiến cán bộ y tế nhập dữ liệu hồ sơ sức khỏe cho người dân.
Cũng tại phường Phúc Đồng, anh Nguyễn Văn Thành (tổ 4) đưa con đi khám khá sớm. Lần đầu tiên, anh được các bác sĩ hỏi han rất kỹ về bệnh tình cũng như các dữ liệu cá nhân để cập nhật trên hệ thống điện tử. “Tôi chưa hiểu rõ khái niệm hồ sơ sức khỏe là gì, nhưng nghe cán bộ y tế cho biết, hồ sơ ấy sẽ theo con tôi suốt đời. Sau này, đi khám bất cứ đâu, các bác sĩ đều nắm rõ bệnh tình của con tôi ngay từ bây giờ. Nếu ngành y tế thực hiện được vấn đề này, người dân chúng tôi sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều mỗi khi đi khám bệnh”.
Còn tại xã Cổ Bi (Gia Lâm), nhiều người dân bày tỏ, đây là lần đầu tiên họ biết đến hồ sơ sức khỏe nhưng rất phấn khởi khi Hà Nội triển khai mô hình này. Vui nhất là chị Nguyễn Thu Vân, đang mang bầu 4 tháng, chị vui vì hồ sơ sức khỏe con chị sẽ được cập nhật, quản lý ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ cho đến suốt đời.

Lợi ích của hồ sơ sức khỏe

Mỗi người dân có thể tự biết tình trạng sức khỏe của mình thông qua hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân, qua mã định danh (ID) và các thông tin bảo mật khác như điện thoại, số chứng minh nhân dân. Việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, có đầy đủ các yếu tố liên quan đến sức khỏe, tiền sử bệnh tật, các kết quả xét nghiệm, chỉ định điều trị trước đây,… và được kết nối tới các đơn vị y tế tạo điều kiện cho người dân khi đến cơ sở y tế. Nhờ đó, giảm được phiền hà, các y, bác sỹ sẽ nắm được thông tin chỉ số sức khỏe cơ bản, tiền sử bệnh tật, từ đó hướng dẫn, tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt, phù hợp nhất đối với từng người dân.

Đối với quản lý cộng đồng, số liệu thống kê sức khỏe dân cư giúp cho ngành y tế xác định được mô hình bệnh tật theo vùng, theo khu vực, từ đó có những định hướng, xây dựng kế hoạch đáp ứng, triển khai hoạt động y tế hiệu quả, phòng chống dịch, bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân từng vùng, từng khu vực.

Quyết liệt triển khai
Ngay từ khi Hà Nội có chủ trương triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe cho người dân, cả hệ thống y tế Thủ đô dốc sức thực hiện với một quyết tâm cao: vì lợi ích của bệnh nhân, người dân.
Tâm sự rất thật lòng, bác sĩ Vũ Thị Hoàng Lan – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cổ Bi cho biết, gần 10 ngày qua, chị “mất ăn mất ngủ” để triển khai quản lý hồ sơ sức khỏe. Thời gian khá gấp gáp, số lượng nhân viên y tế có hạn, trong khi khối công việc khổng lồ, từ điều tra dân cư, lập sổ theo dõi, sẵn sàng đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị “vào guồng” đồng bộ. “Và lo lắng hơn hết là làm sao tuyên truyền cho người dân hiểu và hợp tác với chúng tôi. Việc làm này là phục vụ người dân, vì lợi ích sức khỏe của mọi người, nhưng vì mới quá, nhiều người chưa hiểu, nên công tác vận động cũng mất khá nhiều thời gian. Nhưng may mắn, hôm nay hàng trăm người dân đến khám, chúng tôi đã cập nhật dữ liệu thành công”, bác sĩ Lan bày tỏ.
Còn theo bác sĩ Trần Thị Thơm – Trung tâm Y tế quận Long Biên, trong những ngày qua, cán bộ nhân viên của Trung tâm y tế quận và Trạm y tế phường Phúc Đồng đã làm việc hết công suất. Trên địa bàn phường có trên 6.000 đối tượng cần được khám sức khỏe để lập hồ sơ trong dịp này. Trong ngày đầu tiên triển khai, mới chỉ có 150 người được khám. Tuy nhiên, theo bác sĩ Phạm Thị Thu Hà – Trạm trưởng Trạm Y tế phường Phúc Đồng, trong những ngày tớii, mỗi ngày sẽ có 4-5 kíp bác sĩ từ Trung tâm Y tế quận cùng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đến khám bệnh cho người dân, cố gắng từ nay đến ngày 8/3, phường sẽ triển khai đến 100% đối tượng trên địa bàn.
 Cán bộ y tế hướng dẫn người dân thông tin về hồ sơ sức khỏe 
Ông Nguyễn Văn Dung – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị, đảm cơ sở vật chất cùng các kíp bác sĩ, đảm bảo chất lượng khám sức khỏe cho người dân. Từ nay đến ngày 8/3, 10 xã phường tại 5 quận huyện của TP sẽ triển khai thí điểm trước, sau đó Hà Nội sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm trước khi triển khai trên toàn TP. Mục tiêu đặt ra là đến 30/9 này, Hà Nội sẽ hoàn thành việc khám sức khỏe lần đầu và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho tất cả người dân.
 Cán bộ y tế nhập dữ liệu hồ sơ sức khỏe cho người dân
Kỳ vọng thành công
Ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá, trong ngày đầu triển khai, chưa thể đánh giá hiệu quả của mô hình này, nhưng Hà Nội đã rất quyết liệt. “Với quyết tâm cao của lãnh đạo TP cũng như ngành y tế và cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phương vào cuộc, tôi tin Hà Nội sẽ thành công sớm hơn dự định. Với mô hình dân cư phức tạp, dân số đông, Hà Nội làm được thì cả nước sẽ làm được, tới đây, đề án này sẽ được nhân rộng trên toàn quốc, phấn đấu mỗi người dân có một mã định danh sức khỏe”, ông Khuê nhấn mạnh.
Đông đảo người dân phường Phúc Đồng tham gia khám sức khỏe tại trạm y tế
Dù với quyết tâm lớn, nhưng ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng: Với một khối lượng công việc khổng lồ, đối tượng quản lý đa dạng từ bà mẹ có thai đến người cao tuổi, từ cán bộ công nhân viên chức đến người lao động tự do, từ đối tượng có hộ khẩu đến tạm trú, việc lập hồ sơ sẽ rất khó khăn, đòi hỏi phải triển khai bằng nhiều hình thức. Vì vậy, ông Hiền yêu cầu tất cả các đơn vị công lập, ngoài công lập trên địa bàn phải cùng vào cuộc, đảm bảo hoàn thành hồ sơ sức khỏe cho người dân toàn TP trước ngày 30/9 tới.
 Tư vấn, khám sức khỏe cho người dân tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên
Trước những khó khăn, thách thức này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu Sở Y tế tổ chức huy động nhân lực, trang thiết bị, bố trí cán bộ hướng dẫn, bảo đảm thuận lợi nhất cho người dân tham gia. Ngay sau đợt thí điểm tại 10 xã, phường này, cần rút kinh nghiệm để đảm bảo dữ liệu từng người dân chính xác, không xảy ra nhầm lẫn khi triển khai trên toàn TP.
 Cán bộ y tế tư vấn, khám bệnh cho người dân 
 
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và tập trung chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện quyết liệt kế hoạch của UBND TP, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đảm bảo 100% người dân trên địa bàn được khám, lập hồ sơ sức khỏe.

100% người dân được lập hồ sơ sức khỏe

Toàn bộ người dân trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được lập hồ sơ sức khỏe cá nhân

Phân loại theo các nhóm:

- Trẻ em dưới 6 tuổi

- Học sinh (TH, THCS, THPT)

- Sinh viên: (ĐH, C Đ, TH chuyên nghiệp và dạy nghề)

- Cán bộ công nhân viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp

- Người cao tuổi, hưu trí

- Người lao động tự do và các đối tượng khác (nội trợ, buôn bán, giúp việc)

Thời gian thực hiện:

Năm 2017: Lập hồ sơ khám sức khỏe lần đầu cho từng cá nhân

Năm 2018: Lập hồ sơ sức khỏe bổ sung và khám sức khỏe định kỳ cho người dân, cập nhật dữ liệu sức khỏe cá nhân của người dân khi đi khám sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ