Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng bá thiết kế sáng tạo của Thủ đô

Kinhtedothi - Chào mừng Hà Nội gia nhập mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ hội “Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại” nhằm tôn vinh, quảng bá những thiết kế sáng tạo trên nền tảng văn hóa di sản, tri thức dân gian của Thủ đô.

Người dân trong không gian lễ hội “Văn hóa dân gian đương đại”.
Sáng tạo trong thiết kế
Những ngày qua, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, phố đi bộ Hồ Gươm liên tục diễn ra các hoạt động trình diễn văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại. Trong không gian làng quê cổ kính được tái hiện tại khu vực nhà Bát Giác, công chúng không chỉ được lắng nghe những làn điệu Chèo tàu, hát Dô, hát Xẩm hay hát Ví mà còn được hòa mình vào văn hóa dân gian của các làng nghề truyền thống; tham quan những mô hình, tác phẩm tinh xảo.
Hà Nội có rất nhiều lợi thế khác nhau như: Ẩm thực, nghề thủ công truyền thống... Tôi nghĩ rằng, lựa chọn lĩnh vực thiết kế sáng tạo là thông minh và phù hợp. Lĩnh vực thiết kế sáng tạo có thể bao trùm nhiều nội dung như: Ẩm thực, thời trang, điện ảnh, nghề thủ công truyền thống khi mà các nghề thủ công truyền thống cũng có thể được sáng tạo mới, thêm những yếu tố thiết kế vào trong đó.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia
Tụ hội tại đây là 16 làng nghề thủ công truyền thống đại diện cho hơn 1.350 làng nghề của Hà Nội như: Nghề dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình), nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), nghề mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), nghề sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín). Tại đây còn có khu giới thiệu và triển lãm những tác phẩm nghệ thuật dân gian trong đời sống đương đại việc sử dụng công nghệ 3D Mapping hiện đại, triển lãm giới thiệu dòng tranh mới được ghép từ các mảnh lụa của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc mang tên “VỤN ART”...
Cùng với đó, lễ hội còn tổ chức không gian giới thiệu ứng dụng của nghề thủ công truyền thống đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống như: Nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), nghề đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh), nghề may áo dài làng Trạch Xá (huyện Ứng Hòa) với bảo tồn, phát triển áo dài nam ngũ thân của nhóm Đình làng Việt. Hoặc nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu (huyện Thường Tín) với việc phục chế các hiện vật chất liệu vải cho các bảo tàng, trang phục trong thực hành lễ hội ở cộng đồng và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Sáng tạo từ giá trị truyền thống
Tham gia lễ hội “Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại”, nghệ nhân của các làng nghề đã đem tới những tác phẩm giàu tính sáng tạo. Theo nghệ nhân Nguyễn Vũ Vinh (thôn Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: “Trong thời đại phát triển của khoa học kỹ thuật, công việc của người thợ mộc Chàng Sơn đã phần nào bớt nặng nhọc hơn, nhưng không làm mất đi giá trị sản phẩm. Mộc Chàng Sơn vẫn còn đó những hoa văn, những đường nét đục đẽo tinh xảo".
Ngoài việc sáng tạo trong mẫu mã, thiết kế, người thợ tại các làng nghề truyền thống còn tìm tòi những nguyên liệu mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị Vũ Thị Nhung (huyện Chương Mỹ) cho biết: “Trước đây, thợ chủ yếu làm hoành phi, câu đối trong nhà thờ, đình đền, trang trí họa tiết trên sập gụ, tủ chè hay chế tác ra những bức tranh treo tường phỏng theo tích truyện Tam Quốc. Nhưng ngày nay, theo thời gian và xu thế hội nhập, thợ nghề còn khảm cả tranh truyền thần về nhân vật nổi tiếng, phong cảnh mang tính mỹ thuật, tinh xảo”.
Với sự tham gia nhiều địa phương, nghệ nhân của các làng nghề trong việc sáng tạo sản phẩm truyền thống cho thấy, một trong những hướng đi của TP Hà Nội hiện nay đang là khai thác và gia tăng yếu tố về sáng tạo, giảm thiểu các yếu tố tiêu cực về môi trường, kết nối được cộng đồng phát triển bền vững. Đây cũng chính là một trong những mục đích của UNESCO khi đề nghị các TP tham gia vào mạng lưới các Thành phố sáng tạo để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ