Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Bình: Giấy phép hết hạn, doanh nghiệp vẫn ngang nhiên khai thác “lậu” khoáng sản

Kinhtedothi - Mặc dù giấy phép hết thời hạn từ năm 2019, nhưng đến nay, Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Đức Thắng và Thương Mại Thanh Thiên vẫn ngang nhiên khai thác khoáng sản trong diện tích Dự án khuôn viên Xây dựng cơ sở 2 Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình (tại phường Bắc Lý, TP Đồng Hới) để làm vật liệu san lấp.

Giấy phép hết thời hạn nhiều tháng rồi, doanh nghiệp vẫn ngang nhiên khai thác đất.
Theo phản ánh của cư dân tại phường Bắc Lý, hiện một doanh nghiệp ở Quảng Bình đang “ngang nhiên” khai thác đất khi giấy phép đã hết hạn nhiều tháng rồi nhưng vẫn không vấp phải cản trở nào từ phía cơ quan chức năng, khiến dư luận hết sức bất bình.
Được biết, đây là khu đất dự án được UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy phép số 301/GP-UBND ngày 29/1/2019, với nội dung cho phép Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Đức Thắng và Thương Mại Thanh Thiên (có địa chỉ tại Tiểu khu 1 Diêm Bắc, phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới), khai thác đất làm vật liệu san lấp bằng phương pháp lộ thiên. Tại Dự án Xây dựng cơ sở 2 Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình tại phường Bắc Lý, TP Đồng Hới, với diện tích khu vực thực hiện dự án là: 44.649,2m2; và khai thác mức sâu thấp nhất: + 27m; trữ lượng khai thác: 27.178,04 m3; với thời hạn khai thác, đến hết 31/12/2019.
Rất nhiều xe chở đất đang chờ lấy đất tại dự án Xây dựng cơ sở 2 Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình tại phường Bắc Lý, TP Đồng Hới
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Đức Thắng và Thương Mại Thanh Thiên đã hết hạn nhưng doanh nghiệp này vẫn tiếp tục khai thác khoáng sản ồ ạt.
Ghi nhận của chúng tôi tại hiện trường, vào trưa ngày 9/6/2020, trên khu vực được cấp phép đã hết hạn, nhiều chiếc xe có tải trọng lớn cùng với máy xúc đang hoạt động hết công suất đang “chờ chực” để vận chuyển đất.
Bám theo một chiếc xe mang nhãn hiệu howo (73C - 085.28) vừa rời khỏi khu vực lấy đất, thì hành trình của chiếc xe này lưu thông theo đường tránh TP Đồng Hới, rồi chạy thẳng đến một công trình nằm cách cầu Nhật Lệ 2 khoảng chừng 200m để đổ đất san lấp tại đây.
Trao đổi về thực trạng này, ông Hoàng Bá Trọng - Chủ tịch UBND phường Bắc Lý cho rằng, chỗ đấy là họ san lấp mặt bằng tận thu trong cơ sở thì họ làm, vì chủ trương là có phép. Khi được hỏi, tại sao giấy phép đã hết hạn hơn 6 tháng mà Công ty vẫn tiến hành khai thác? Thì được vị lãnh đạo này cho biết, việc hết phép là theo giấy tờ nhưng họ vẫn tiếp tục và lúc làm, lúc không.
Doanh nghiệp ''ngang nhiên'' khai thác đất khi giấy phép đã hết hạn nhiều tháng nhưng vẫn không vấp phải cản trở nào từ phía cơ quan chức năng

“Do họ mới múc mấy ngày gần đây, với lại không thường xuyên nên việc xử lý không theo sát được, tôi sẽ cho anh em lên kiểm tra lại, nếu như vi phạm sẽ xử lý và thông tin sau”, ông Trọng nói.

Một người dân địa phương cho biết, tình trạng này đã diễn ra mấy ngày gần đây, mỗi khi khai thác, máy múc hoạt động hết công suất, xe tải trong lớn ra vào thường xuyên để chở đất khiến đất rơi vãi, bụi bay mù mịt gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông nhưng không thấy cơ quan chức năng  nào về kiểm tra giải quyết.

Sau khi được phản ánh vụ việc, ông Phan Xuân Tuấn - Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên & Môi Trường tỉnh Quảng Bình cho biết, theo quy định, trước lúc hết hạn 4 tháng, đơn vị khai thác phải có hồ sơ xin gia hạn, nếu đã hết hạn nhưng vẫn tiếp tục khai thác thì phải xử phạt.

“Việc này cũng đã giao cho chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát nhưng vì chưa thấy dưới báo cáo lên nên chúng tôi vẫn chưa kiểm tra. Đến nay, tôi vẫn chưa nhận được hồ sơ xin gia hạn”, ông Tuấn nói.

Công trình đang được san lấp từ đất lấy tại Dự án Xây dựng cơ sở 2 Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình tại phường Bắc Lý, TP Đồng Hới.

Việc thực hiện khai thác đất làm vật liệu san lấp để đảm bảo tiến độ các công trình là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không bởi vậy mà để các doanh nghiệp có thể ngang nhiên thực hiện khi chưa được chính quyền cho phép.

Để đảm bảo các pháp quy, thiết nghĩ các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình sớm vào cuộc để chấn chỉnh và xử lý nghiêm, tránh tình trạng tái diễn tại các khu vực khác trên địa bàn.

Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ