Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam: ngổn ngang dự án 340 tỷ đồng sau 2 năm thi công

Kinhtedothi- Được khởi công vào năm 2022 nhưng dự án đường nối Quốc lộ 14H đến tuyến ĐT609C (tỉnh Quảng Nam) đang trong tình trạng ngổn ngang, chậm tiến độ do gặp khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu đất đắp.

Tiến độ chỉ đạt khoảng 54%

Dự án đường nối Quốc lộ 14H đến ĐT609C có tổng mức đầu tư 340 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Nam. Công trình có tổng chiều dài 6km; điểm đầu giao với Quốc lộ 14H tại km43+700, thuộc địa phận xã Duy Phú (huyện Duy Xuyên); điểm cuối giao với tuyến ĐH5.ĐL thuộc địa phận xã Đại Thắng (huyện Đại Lộc), kết nối với tuyến đường từ ĐT609C đến Quốc lộ 14B.

Hạng mục phần đường có chiều dài 5,4km với nền rộng 9m và mặt đường bê tông nhựa rộng 8m. Cầu Sông Thu vượt sông Thu Bồn dài 669m, bề rộng cầu 9m, phần xe chạy 8m. Hệ thống điện chiếu sáng lắp đặt toàn tuyến.

Hiện hạng mục cầu Sông Thu cơ bản đảm bảo đúng tiến độ.

Được khởi công vào tháng 7/2022, dự án theo kế hoạch được thi công trong vòng 840 ngày. Liên danh nhà thầu đảm nhận thi công gồm Công ty CP Xây lắp Thành An 96, Công ty CP Xây lắp 368 và Công ty CP Xây dựng Quang Đại Việt.

Khi hoàn thành, dự án góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh Quảng Nam; tạo động lực cho sự phát triển bền vững về mặt kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của người dân.

Có mặt tại công trường vào những ngày cuối tháng 8, phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị thấy đường dẫn phía huyện Đại Lộc tạm thời ngừng thi công do vướng mặt bằng. Công tác thi công có phần đứt đoạn, không đảm bảo tính liền mạch trên toàn tuyến. Thậm chí một số đoạn nhà thầu chưa thể thi công do thiếu đất đắp.

Hệ thống đường dẫn đang rất chậm do vướng công tác giải phóng mặt bằng.

Nguy cơ vỡ tiến độ

Khối lượng xây lắp chưa đảm bảo, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) còn nhiều vướng mắc nên dự án đứng trước nguy cơ không về đích đúng kế hoạch. Cụ thể, đoạn đi qua xã Duy Phú và Duy Tân (huyện Duy Xuyên) còn vướng một số trường hợp giải tỏa trắng; một số hộ khác chưa thể giải quyết liên quan đến kiện tụng ra tòa, tranh chấp và đang hoàn thiện hồ sơ.

Huyện Đại Lộc còn lại 160m liên quan đến 12 hộ và 1 tổ chức. Phần lớn các hộ liên quan đến đất tái định cư, chưa hoàn thiện thủ tục tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vướng hành lang giao thông. Ngoài ra, các hộ còn lại đã công khai và đang hoàn thiện phương án theo đơn giá mới để trình thẩm định, phê duyệt.

Theo kỹ sư Phạm Văn Thọ - Công ty CP Xây lắp Thành An 96, công tác GMPB chậm phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Một số đoạn đơn vị cũng đã chủ động thuê và mượn đất của dân để “mở đường” di chuyển vật liệu xây dựng.

Với những thực trạng trên, dự án rất khó đảm bảo đúng tiến độ thi công đề ra.

Đại diện Chủ đầu tư - Ban Quản lý các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam thừa nhận tiến độ thực hiện bồi thường GPMB, tái định cư của dự án chưa đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra. Mặt bằng đến nay còn nhiều điểm vướng mắc, đặc biệt các trường hợp giải tỏa trắng phải thực hiện tái định cư.

UBND huyện Duy Xuyên và huyện Đại Lộc tiếp tục giải quyết các trường hợp còn vướng để bàn giao mặt bằng trước 30/8, trừ các hộ giải tỏa trắng. Theo kế hoạch, các địa phương bàn giao hết mặt bằng dự án vào quý I/2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để hoàn thành vào tháng 9/2025 nhằm chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII.

Quảng Nam giải bài toán khan hiếm vật liệu xây dựng

Quảng Nam giải bài toán khan hiếm vật liệu xây dựng

Quảng Nam: khởi công đường vành đai gần 500 tỷ đồng

Quảng Nam: khởi công đường vành đai gần 500 tỷ đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ