Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Biển “nuốt” nhà ở, người dân di dời khẩn cấp

Kinhtedothi - Từ ngày 1 - 3/8/2019, sóng biển đã đánh sập nhà ở của các hộ dân ở thôn Khê Tân (Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi), nhiều hộ phải di dời khẩn cấp.

Nhiều nhà dân bị sóng đánh sạt và cuốn trôi.
Không giấu được bàng hoàng, anh Trần Văn Thương (thôn Khê Tân, xã Tịnh Khê) kể lại: Khoảng thời gian từ 7 đến 9h sáng 1/8, triều cường dâng cao, sóng lớn, nhà anh và một số hộ khác đã bị đánh sập đánh sập. Tối trước đó, cả gia đình còn ngủ trong ngôi nhà này, nhưng giờ ngôi nhà chỉ còn lại vài mảnh vỡ.
“Thấy sóng cao và đánh mạnh quá, chỉ kịp đưa vợ đang mang thai và 2 con nhỏ chạy ra khỏi nhà, tầm vài chục phút sau thì sóng đã cuốn cả ngôi nhà đi luôn. Bây giờ gia đình ở tạm chỗ khác”, anh Thương ngậm ngùi.
Cách nhà anh Thương không xa, ngôi nhà của bà Phạm Thị Của cũng bị sóng dữ cuốn trôi. Hiện gia đình bà đang phải dựng chòi ở tạm. “Những năm trước nhà cũng bị sóng tấn công, phải đi chỗ khác ở tạm. Đây đã là lần thứ 5 gia đình phải dựng chòi để sống”, bà Của nói.
Liên tiếp từ ngày 1-3/8, sóng lớn tấn công nhiều hộ gia đình ở Khê Tân. Bà Trần Thị Lành cho biết: “Đang làm ở TP Quảng Ngãi mà hàng xóm điện báo sóng biển đã đến sát nhà, tôi phải chạy ngay về và chuyển đồ đạc luôn trong đêm”.
Các lực lượng của xã hỗ trợ người dân di chuyển đồ đạc.
Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền và người dân địa phương đã giúp các hộ dân có nhà bị sóng cuốn trôi vận chuyển đồ đạt còn sót đi ở tạm nơi khác. Nhiều hộ sống cạnh bờ biển cũng đang rơi vào tình trạng thấp thỏm lo âu.
Ông Trần Quang Minh - Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê cho biết, UBND xã đã báo cáo UBND TP Quảng Ngãi để sớm có biện pháp hỗ trợ cho người dân bị mất nhà cũng như những hộ dân tại khu vực có khả năng xảy ra sạt lở.
Người dân địa phương cho hay, trước đây, tính từ đất liền ra hơn 300m, nơi đây từng có nhiều nhà dân sinh sống, nhưng cứ qua mỗi năm, biển lại xâm thực nhiều hơn. Hiện tại, nước biển đã lấn vào đất liền hơn 10m, nhiều nhà dân và diện tích rừng dương bị sóng cuốn trôi. Theo đánh giá của chính quyền địa phương và các ngành chức năng, tình trạng sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ khu dân cư thôn Khê Tân, với 350 hộ/1.200 nhân khẩu.
Người dân lo lắng bởi tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 21 điểm sạt lở bờ biển, trong đó, 4 điểm sạt lở nặng nhất gồm: Khê Tân (TP.Quảng Ngãi), Thạnh Đức (Đức Phổ), Lệ Thủy và Phước Thiện - An Cường (Bình Sơn). 
Trong điều kiện nguồn lực ngân sách địa phương không đảm bảo, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển nguy hiểm trong các năm 2019 - 2020 cho 4 công trình, dự án cấp thiết với tổng kinh phí khoảng 233 tỷ đồng.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ (từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018) cho các địa phương thực hiện các nhiệm vụ cấp bách. Trong đó Quảng Ngãi chỉ được hỗ trợ 125 tỷ đồng để xây dựng các hạng mục: Chống sạt lở bờ bắc Cửa Đại; Dự án Kè chống sạt lở bờ biển thôn Lệ Thủy và dự án Chống bồi lấp Cửa Đại, sông Trà Khúc. UBND tỉnh cũng đã có kế hoạch đối ứng 22 tỷ đồng để thực hiện một số hạng mục trên theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ