Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Dành 320 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi

Kinhtedothi - Năm 2023, Quảng Ngãi dự kiến đầu tư hơn 320 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội cho người dân vùng miền núi từ nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh.

Đời sống người dân miền núi Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn kinh phí trên dùng thực hiện 7 dự án tại các huyện miền núi của Quảng Ngãi, chủ yếu là giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở đất, đất sản xuất và nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, dự kiến vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 là gần 283 tỷ đồng. Theo quy định, kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh đối ứng thực hiện chương trình này trong năm 2023 tối thiểu là 28,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện bố trí nguồn ngân sách tỉnh còn khó khăn nên dự kiến bố trí vốn đối ứng nguồn ngân sách tỉnh (đợt 1) để thực hiện chương trình là gần 17,5 tỷ đồng, số vốn đối ứng ngân sách tỉnh còn lại hơn 11 tỷ đồng sẽ ưu tiên bố trí bổ sung (đợt 2) trong năm 2023.

Các đại biểu HĐND biểu quyết thông qua dự thảo.

Tờ trình về nội dung trên (ban hành Nghị quyết kế hoạch đầu tư công năm 2023 (đợt 1), thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đông bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I (2021 - 2025)) đã được đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ngãi thảo luận, thông qua tại ngày làm việc thứ 2 (sáng 7/12), kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026).

Được biết, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi gồm 61 xã thuộc 5 huyện miền núi và 3 huyện đồng bằng; có 187 nghìn người đồng bào dân tộc H’re, Ca Dong và Cor, chiếm 15,18% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn thấp…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ