Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Tránh bị cô lập, dân làm cầu sắt vượt sông

Kinhtedothi - Để tránh bị cô lập, dù trời còn mưa lũ nhưng người dân đảo Ngọc vẫn đội mưa để làm cầu sắt bắc qua sông Trà Khúc.

Mấy ngày qua, khu vực tỉnh Quảng Ngãi có mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về làm nước sông Trà Khúc dâng cao, gây ngập và làm trôi cây cầu tạm trên con đường độc đạo vào xóm Tân Lập, thôn Ngọc Thạch và thôn Ân Phú (hay còn gọi đảo Ngọc, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi), cô lập gần 350 hộ dân.

Tuyến đường độc đạo từ đất liền ra đảo Ngọc bị nước ngập sâu.

Khi nước rút dần, dù trời còn mưa, người dân cùng nhau làm tạm một cây cầu khác để qua sông. Cầu dài khoảng 30m, rộng hơn 1m, mặt cầu được làm bằng tấm thép dày, các trụ được đóng cố định dưới đáy sông.

Người dân làm cầu tạm qua sông.

“Riêng trong năm 2022, đây đã là lần thứ 3 người dân phải làm lại cầu tạm bắc qua sông Trà Khúc. Dù trời mưa những vẫn cố gắng hoàn thành để các em học sinh đi học” - ông Phan Tự (đảo Ngọc, xã Tịnh An) chia sẻ.

Hàn các thanh sắt trên mặt cầu.

Được biết, đảo Ngọc có gần 350 hộ dân nằm giữa dòng sông Trà Khúc. Mỗi khi có mưa lớn, nước sông dâng cao gây ngập, sạt lở tuyến đường độc đạo dẫn vào thôn nên thường xảy ra tình trạng bị cô lập. Người dân phải dùng thuyền vượt sông vào bờ.

Người dân dùng thuyền vượt sông.

Trước đó, trong tháng 10/2022, người dân đảo Ngọc góp gần 50 triệu đồng, làm cây cầu sắt tạm bắc qua sông để đi lại. Thế nhưng, đi được 2 ngày thì cầu bị nước lũ cuốn trôi. Một thời gian sau, nước lũ rút, người dân tiếp tục làm tạm một cây cầu tre, đi được hơn nửa tháng thì lũ lại cuốn trôi lần nữa.

Cầu tạm người dân làm hồi tháng 10/2022.

Trước tình trạng này, mới đây, UBND TP Quảng Ngãi thống nhất chủ trương thực hiện khắc phục, sửa chữa tuyến đường qua thôn Ân Phú và xóm Tân Lập, thôn Ngọc Thạch xã Tịnh An với kinh phí 480 triệu đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2022.

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, khả năng từ ngày 5/12 đến ngày 7/12, khu vực Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và có nơi có dông. Lượng mưa dự báo trong 24 - 48 giờ tới. Vùng núi phổ biến 100 - 200mm, có nơi cao hơn; vùng đồng bằng phổ biến 40 - 80mm, có nơi trên 100mm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ