Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Gian nan thu hồi nhà công sản trên “đất vàng”

Kinhtedothi - Việc thu hồi công sản trên “đất vàng” ở Quảng Ngãi đang rơi vào bế tắc do thất lạc hồ sơ, giấy tờ và người, tổ chức thuê nhà chây ỳ chiếm dụng.

Tài sản công bị chiếm dụng

Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, địa bàn TP Quảng Ngãi hiện có 49 căn nhà và 4 khu tập thể với 55 căn là tài sản Nhà nước đang được cho các tổ chức, cá nhân thuê sử dụng. Hiện tỉnh mới thu hồi được một phần, số còn lại vẫn do nhiều cá nhân tổ chức chiếm dụng. Đáng chú ý, trong số này, không ít nhà công sản nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm đô thị.

Đơn cử như trường hợp nhà số 325 Hùng Vương (phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi). Đây là nhà cho Công ty CP Phát hành sách và Văn hóa tổng hợp Quảng Ngãi thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi giải thể, công ty này đã cho bà Lê Thị Tuyết thuê ở. Hiện bà Tuyết không thống nhất việc giao trả lại nhà. Trong khi đó, Công ty CP Phát hành sách và Văn hóa tổng hợp Quảng Ngãi đã giải thể nên việc thu hồi gặp khó khăn.

Nhà ở địa chỉ 16 Hùng Vương chưa được bàn giao.

Cũng liên quan Công ty CP Phát hành sách và Văn hóa tổng hợp Quảng Ngãi, nhà tại địa chỉ 16 Hùng Vương được tỉnh Quảng Ngãi giao cho đơn vị này quản lý, dù đã phá sản nhưng công ty không thống nhất bàn giao nhà.

Hoặc như nhà 64 Phan Chu Trinh, trước kia được giao cho Công ty CP Cấp thoát nước và Xây dựng Quảng Ngãi. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định thu hồi để giao cho một đơn vị công lập để sử dụng, song không thể thu hồi được vì đang bị chiếm dụng.

Nhà 64 Phan Chu Trinh (khoanh đỏ) vẫn đang bị chiếm dụng.

Đáng chú ý, trong quá trình quản lý, sử dụng, một số đơn vị không còn nhu cầu sử dụng nhưng lại không báo cáo, lập thủ tục chuyển giao và trả lại nhà mà còn tự ý bố trí cho cán bộ, nhân viên ở hoặc cho thuê để kinh doanh với giá rẻ bèo.

Đơn cử như nhà 359 Quang Trung và nhà 242 Hùng Vương, trước đây tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Y tế quản lý để Bệnh viện Đa khoa tỉnh sử dụng làm trụ sở làm việc. Nhưng công tác quản lý công sản lỏng lẻo dẫn đến các nhà này được “hô biến” từ cơ quan nhà nước thành nhà ở cá nhân. Trong khi đó, Sở Y tế thông báo không có hồ sơ về nguồn gốc đất và quyết định chuyển giao của UBND tỉnh.

Đối với nhà số 275 Hùng Vương và 27 Duy Tân do Công ty Dược - Vật tư y tế sử dụng làm trụ sở và kinh doanh thiết bị. Tuy nhiên, từ khi đơn vị này giải thể thì trụ sở cũng được “chuyển giao” cho nhân viên của đơn vị này thuê kinh doanh, đến giờ vẫn chưa thể thu lại để hoàn trả cho đơn vị quản lý.

Gian nan thu hồi

Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi công sản gặp khó khăn. Trong đó, chủ yếu là do việc quản lý, chuyển giao, tiếp nhận quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước từ trước đến nay được chuyển giao qua nhiều giai đoạn và nhiều đơn vị quản lý.

Nhà 275 Hùng Vương  (khoanh đỏ) nằm ở ngay mặt tiền của tuyến đường trung tâm TP Quảng Ngãi.

Cụ thể, trước tháng 10/1994 là các sở ngành, địa phương, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh quản lý, bố trí sử dụng.

Từ tháng 10/1994 đến tháng 11/2020 lại được lần lượt chuyển qua nhiều đơn vị khác quản lý như: Công ty Kinh doanh và Xây dựng nhà quản lý kinh doanh (nay là Công ty CP Xây dựng đô thị và Khu công nghiệp), Công ty Môi trường đô thị Quảng Ngãi, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và Kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi.

Đến tháng 11/2020, quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước được chuyển giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.

Ngoài ra, một số đơn vị dù không có hồ sơ gốc nhưng vẫn ký hợp đồng cho thuê nhà với các cá nhân, tổ chức trên cơ sở hợp đồng thuê nhà được ký trước đó mà không kiểm tra hiện trạng, xác minh nguồn gốc dẫn đến việc thu hồi, lập biên bản khó khăn.

Những vướng mắc trong công tác chuyển giao, tiếp nhận nhà sở hữu Nhà nước là vấn đề lịch sử để lại nên không thể giải quyết trong thời gian ngắn, cần phải có sự phối hợp giữa các sở, ngành địa phương và sự đồng thuận, thống nhất của các hộ dân đang sử dụng nhà.

Hiện, có 15 nhà sở hữu Nhà nước thuộc nhóm nhà công sản cho các cơ quan, đơn vị được bố trí làm trụ sở làm việc, không sử dụng để ở và nhà ở tập thể có diện tích nhỏ hẹp, không khép kín, Sở Xây dựng kiến nghị các đơn vị có liên quan lập thủ tục chuyển giao Sở Tài chính quản lý, tổ chức bán đấu giá theo quy định

Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh lập tổ công tác giải quyết vướng mắc về nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tổ chức kiểm tra, xác lập hồ sơ nhà đất, làm việc với các hộ dân đang sử dụng để có giải pháp xử lý từng nhà cụ thể. Có như vậy mới giải quyết dứt điểm việc xử lý tài sản Nhà nước và thu hồi công sản.

Giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án, đất đai

Giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án, đất đai

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đi đầu trong xu thế phát triển đô thị xanh

Hà Nội đi đầu trong xu thế phát triển đô thị xanh

12/01/2025 | 09:42

Kinhtedothi - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt xác định “Phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, hội nhập quốc tế, gắn với quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn."

Mẹo giúp phơi chăn bông nhanh khô vào mùa Đông

Mẹo giúp phơi chăn bông nhanh khô vào mùa Đông

11/01/2025 | 14:59

Kinhtedothi - Làm khô chăn đúng cách có thể làm cho chăn mềm mại, khử mùi, loại bỏ bọ ve, khử trùng và làm chăn ấm hơn. Dưới đây là mẹo phơi chăn giúp nhanh khô hơn trong mùa Đông.

Quảng Nam tìm lời giải cho bài toán 19.600 căn nhà ở xã hội

Quảng Nam tìm lời giải cho bài toán 19.600 căn nhà ở xã hội

07/01/2025 | 09:37

Kinhtedothi-Những năm qua, tỉnh Quảng Nam hình thành nhiều khu công nghiệp quy mô lớn với tỷ lệ lao động ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội tại đây vẫn còn hạn chế, đặt ra bài toán nan giải về đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho công nhân và người có thu nhập thấp.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ