Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi: Gỡ “thẻ vàng” EC, còn nhiều việc cần làm

Kinhtedothi - Để đáp ứng được yêu cầu của EC, Quảng Ngãi cần triển khai nghiêm túc, chặt chẽ và đồng bộ ở 3 nội dung gồm: Quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc của hải sản đánh bắt và thực thi pháp luật.

Những kết quả bước đầu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Quảng Ngãi, tính đến tháng 2/2022, toàn tỉnh có 4.573 tàu cá, với tổng công suất gần 1.800.000 CV, trong đó tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên (khai thác xa bờ) có 3.261 chiếc.

Theo cơ cấu nghề hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi có 32,07% tàu làm nghề lưới kéo, 23,51% nghề lưới rê; 13,91% nghề lưới vây, 22,89% làm nghề câu... Lao động nghề cá ở Quảng Ngãi khoảng 38.000 người. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2021 đạt gần 265.000 tấn.

Quảng Ngãi có đội tàu khai thác hải sản khá hùng hậu.

Quảng Ngãi có 7 cảng cá, 5 khu neo đậu kết hợp cảng cá và 2 khu neo đậu tránh trú bão. Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai đầu tư xây dựng 5 công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão gồm cảng cá Sa Huỳnh, cảng cá Tịnh Kỳ, cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa, cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn và cảng neo trú thuyền Mỹ Á.

Ngoài ra, nhiều dự án hạ tầng nghề cá của địa phương này đang triển khai như: Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, Tịnh Hòa, Mỹ Á; đầu tư xây dựng công trình khu neo đậu tránh bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Cổ Lũy, TP Quảng Ngãi (giai đoạn 1); dự án nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa; sự án cầu cảng sông Trà Bồng và dự án neo đậu tránh bão cho tàu cá Sa Cần.

Hiện nay, 5 công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm: Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Lý Sơn, Mỹ Á và Sa Huỳnh đang sử dụng đã được UBND tỉnh công bố mở cảng và được Bộ NN&PTNT công bố cảng cá đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc thủy sản. Từ đó góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động, tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản phát triển, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) hiệu quả.

Ngư dân khai báo khi ra- vào cảng.

Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết, từ năm 2019, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Ban chỉ đạo về chống khai thác IUU. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT cũng thành lập 4 văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng.

Năm 2021, lực lượng chức năng đã kiểm tra 3.062/22.793 lượt tàu cá xuất nhập cảng; giám sát sản lượng thủy sản qua cảng 25.166 tấn, thu 5.376 sổ nhật ký khai thác thủy sản và cấp 224 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác đối với 5.523 tấn hải sản. Riêng 2 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng đã cấp 13 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác đối với gần 367 tấn hải sản...

Đối với công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị định số 42/2019 của Chính phủ đã được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện. Năm 2021, các lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 64 trường hợp với tổng số tiền 821,5 triệu đồng. Trong tháng 1/2022, đã xử phạt vi phạm hành chính 5 trường hợp/5 phương tiện, với tổng số tiền 102,5 triệu đồng.

Vẫn còn nhiều hạn chế

Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận, trên thực tế, công tác thực hiện chống khai thác IUU ở Quảng Ngãi vẫn còn có một số hạn chế. Đơn cử như việc ngư dân và tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép tuy được kiểm soát, ngăn chặn nhưng chưa bền vững, vẫn còn tiếp diễn tình trạng tàu cá Quảng Ngãi vi phạm vùng biển nước ngoài khu vực bắc Biển Đông.

Tàu cá Quảng Ngãi đi khai thác hải sản.

Thêm nữa, tỷ lệ tàu cá đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình vẫn còn thấp. Công tác phát hiện và xử lý tàu cá vi phạm vẫn còn thấp, hành vi tàu cá vượt ranh giới, mất kết nối phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá tuy nhiều nhưng việc xử lý còn hạn chế; công tác giám sát sản lượng thủy sản tại cảng cá còn rất thấp (hơn 25.100 tấn so với tổng sản lượng gần 265.000 tấn trong năm 2021)…

“Tỉnh Quảng Ngãi đã có 2.806 tàu có chiều dài 15m trở lên đã lắp VMS, đạt tỷ lệ 86,04%. Nếu trừ 78 tàu nằm bờ và 229 tàu hoạt động ở ngoài tỉnh nhiều năm không về địa phương thì tỷ lệ tàu cá lắp VMS ở tỉnh đạt 94,99%. Còn 148 tàu cá hoạt động trong tỉnh chưa lắp VMS, trong đó phần lớn là tàu có công suất nhỏ, làm nghề khai thác cá nổi nhỏ, chủ yếu hoạt động gần bờ, đi về ở các bãi ngang ven biển, chưa được quản lý chặt chẽ” - ông Hồ Trọng Phương nói.

Cũng theo ông Hồ Trọng Phương, năm vừa qua, tình trạng tàu cá hoạt động mất kết nối hành trình vẫn còn diễn ra. Trong đó, có 680 lượt tàu cá vượt ra khỏi sơ đồ trên phần mềm của hệ thống giám sát tàu cá. Bên cạnh đó, có 1.369 lượt tàu cá mất kết nối trên biển 10 ngày. Các ngành chức năng đã tiến hành làm việc, xử lý đối với 116 trường hợp, xử phạt 22 trường hợp đối với hành vi không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình với số tiền 550 triệu đồng.  

Đáng chú ý, hiện các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền ở tỉnh này chưa đáp ứng được nhu cầu neo đậu, mới chỉ đáp ứng cho 1.750 tàu thuyền (đạt 1/3 số lượng tàu của tỉnh). Ngoài ra, kinh phí bố trí hằng năm để duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình cảng rất ít so với nhu cầu thực tế; luồng vào cảng cả và vũng neo đậu thường xuyên bị bồi lấp nên tàu thuyền ra vào gặp nhiều khó khăn…

Đoàn công tác kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận nguồn gốc thủy sản qua cảng tại cảng Mỹ Á, thị xã Đức Phổ.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về kết quả triển khai chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại tỉnh này.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, sau 4 năm EC rút "thẻ vàng" IUU, Việt Nam đã tích cực triển khai các giải pháp để khắc phục với 4 nội dung là: Xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc của hải sản đánh bắt và thực thi pháp luật. Riêng về nội dung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản hoàn thành.

“Với Quảng Ngãi, sau 1 năm trở lại kiểm tra, tôi nhận thấy địa phương có tiến bộ rất lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của EC thì tỉnh cần triển khai nghiêm túc, chặt chẽ và đồng bộ ở 3 nội dung còn lại. Đặc biệt về vấn đề lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tỉnh Quảng Ngãi mới chỉ đạt hơn 86% trong khi cả nước đã trên 90%. Đây là việc cần phải làm ngay vì tàu cá chính là trung tâm của việc thực hiện IUU” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Dịp này, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cũng đề xuất đoàn công tác kiến nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh, gồm: Đầu tư xây dựng mới dự án Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Sa Cần, với kinh phí khoảng 400 tỷ đồng; nâng cấp, mở rộng cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Sa Huỳnh, với kinh phí khoảng 300 tỷ đồng.              

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ