Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ninh: dành 1.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả sau bão

Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chủ trương dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả sau bão.

Ngày 17/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình Kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khoá XIV thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Bảo tàng Quảng Ninh thiệt hại nặng nề sau bão. Ảnh: Vĩnh Quân

Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh khóa XIV sẽ diễn vào ngày 23/9/2024. Kỳ họp được tổ chức nhằm xem xét, quyết nghị đối với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có các cơ chế, chính sách đặc thù để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3, bao gồm: chính sách nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn; chính sách miễn giảm học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025; chính sách hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện thủy đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm đắm do cơn bão số 3 và chính sách hỗ trợ thiệt hại về nhà ở do bão số 3.

Sau bão, các đơn vị chức năng dồn lực tập trung khắc phục. Ảnh: Vĩnh Quân

Trên cơ sở báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các ý kiến thảo luận tại hội nghị đều khẳng định, đây là những nội dung thật sự cần thiết, cấp bách, cần phải được ban hành trong thời gian sớm nhất. Qua đó, tạo điều kiện để người dân giảm bớt một phần khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chủ trương ban hành các cơ chế, chính sách nêu trên để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, cũng thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh. 

Các doanh nghiệp cũng thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3. Ảnh: Tiến Bảo

Các cơ quan đơn vị cần thẩm tra kỹ lưỡng các nội dung đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật trên nguyên tắc đảm bảo công khai minh bạch, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đồng thời, cũng phải đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo các nghị quyết sau khi được ban hành sẽ đi ngay vào cuộc sống. 

Trụ điện tại khu công nghiệp Sông Khoai bị gãy gập. Ảnh Vĩnh Quân

Theo thống kê đến thời điểm này, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra cho tỉnh Quảng Ninh khoảng 23.770 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 25 người thiệt mạng và hơn 1.600 người bị thương; hơn 102.000 nhà bị tốc mái, 251 nhà bị đổ sập, hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở.

Về nông nghiệp: hơn 2.600 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, 41 tàu khai tác thủy sản bị chìm; hơn 7.400 ha hoa màu, lúa bị ngập úng; hơn 2.000 gia súc và 345.000 gia cầm bị chết; gần 90.000 ha rừng trồng bị gẫy đổ.

Về điện và viễn thông: hơn 5.400 cây cột điện các loại bị gẫy, đổ; 73 trạm điện, 1.211 trạm viễn thông mất liên lạc và 739 cột viễn thông bị hư hỏng… cùng nhiều thiệt hại vật chất khác về cơ sở hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội. Nhiều địa phương bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng.

Công nhân đang khắc phục để bước vào sản xuất. Ảnh: Tiến Bảo
Quảng Ninh: đảm bảo công tác vệ sinh môi trường sau bão

Quảng Ninh: đảm bảo công tác vệ sinh môi trường sau bão

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ