Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Trị: Loạn chiêu trò “vẽ quy hoạch” để phân lô, bán nền

Kinhtedothi - Dù chưa hoàn thiện thủ tục và không đủ điều kiện phân lô, tách thửa nhưng các công ty bất động sản, “cò đất” vẫn tự phân lô, bán nền. Với những hình ảnh tự vẽ của một khu vực quy hoạch hoành tráng, nhưng chính quyền địa phương khi được hỏi đều lắc đầu... ngao ngán.

Tràn lan quy hoạch của “cò”

Từ thông tin quảng cáo trên các website, phóng viên tìm đến thị trấn Bến Quan (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Với lời rao bán 16 lô đất được phân lô nằm trong khu dân cư cùng những “tiện ích” đi kèm như: Gần đường Hồ Chí Minh, gần UBND thị trấn Bến Quan…, các lô đất được rao bán với giá từ 350 - 450 triệu đồng/lô.

Các bản đồ phân lô, tách thửa hình thành khu dân cư theo kiểu tự vẽ của "cò đất" trên địa bàn thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh.

Thế nhưng, thực tế toàn bộ khu vực này là căn nhà của một hộ gia đình đang ở với khoảnh vườn rộng bao quanh. Không hề có mặt bằng cũng như các thửa đất được phân lô như lời quảng cáo. Chủ nhà cho biết, toàn bộ diện tích đất đã được sang nhượng cho cá nhân khác, còn việc phân lô, bán nền như thế nào thì không hề hay biết.

Cách đó không xa, một diện tích khác được vẽ ra với những lời hoa mỹ. Tuy nhiên, cũng chỉ là bãi đất với căn nhà hoang.

Không chỉ tự vẽ ra quy hoạch, một số khu vực khác dù không đủ đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, điện, nước… để phân lô, bán nền nhưng cũng được nhiều công ty bất động sản, cá nhân thỏa sức rao bán. Chỉ cần đổ vài xe đất làm mặt bằng, mở ra vài tuyến đường rải bằng đá dăm, bê-tông sơ sài là đã rao bán đất nền.

Một khoảnh đất vừa được phân lô, bán nền nhưng không hề có cơ sở hạ tầng nào. Thậm chí, đơn vị rao bán đổ thêm 1 con đường đá dăm rồi nối ra bờ ruộng để phân lô, bán nền cả mặt sau.

Theo chân các “cò đất” đến khu vực xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Long của huyện Vĩnh Linh, phóng viên được giới thiệu những lô đất vừa mới phân lô, bán nền. Để tiện cho việc phân lô, đơn vị rao bán mở thêm các con đường rải đá dăm rồi tự vẽ thêm nhiều tuyến đường nhằm nâng giá trị lô đất. Còn các kết cấu hạ tầng, điện, nước thì đều là con số không.

Khi được hỏi về nguồn gốc lô đất cũng như các điều kiện phân lô, bán nền tại khu phân lô, tách thửa này, ông Lê Phước Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa cùng cán bộ địa chính xã tỏ ra lúng túng. Trong khi đó, điểm phân lô, bán nền này cách trụ sở UBND xã Vĩnh Hòa chỉ vài trăm mét.

Một khu vực được phân lô, bán nền nằm sâu trong vườn nhà dân tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh. Đơn vị rao bán tự đổ thêm 2 con đường bằng đá dăm rồi quảng cáo thành "đường quy hoạch". 

Nhiều hệ lụy

Để có đất nhằm phân lô, bán nền, công ty bất động sản, cá nhân đổ xô về các xã mua những khoảnh đất với diện tích lớn rồi làm thủ tục tách thửa. Sau đó, họ tự vẽ quy hoạch rồi phân lô, bán nền, kéo theo nhiều hệ lụy đáng lo ngại.

Thậm chí, có cả những thửa đất không thể tách thửa, một số đối tượng vẫn vẽ ra các lô, nền để rao bán. Chị N.T.T (trú tại huyện Vĩnh Linh) là một nạn nhân vụ việc khi đặt cọc giao dịch 2 lô đất tại thôn Hòa Bình (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh) của Văn phòng bất động sản H.T (TP Đông Hà, Quảng Trị).

Đến ngày công chứng, chị T.T mới vỡ lẽ thửa đất đó Nhà nước cấm phân lô, tách thửa và đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người người khác. “Hiện tôi đã có đơn tố giác gửi đến các cơ quan chức năng”, chị T.T cho hay.

Hình ảnh thửa đất mà văn phòng BĐS H.T tự phân lô trên giấy rồi ngang nhiên mang đi bán, trong khi thửa đất này của cá nhân khác và không thể phân lô, tách thửa. (Ảnh: Nạn nhân cung cấp)

Không chỉ thế, tình trạng phân lô, bán nền xảy ra nhiều khiến chính quyền địa phương, đặc biệt ở các xã vùng nông thôn lo lắng và bất an.

Ông Trần Quốc Lương - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Linh) cho biết, toàn bộ việc phân lô, tách thửa đều không làm ở xã nên ít khi xã nắm được. Việc số cá nhân, đơn vị tự quy hoạch, rao bán thì không có người ở địa phương mua. Bởi quỹ đất rất nhỏ, thực tế còn không có diện tích để chăn nuôi, sản xuất ở nông thôn.

“Chúng tôi cũng đã đề xuất với huyện vì rất bất bình bởi quy hoạch địa phương bị vỡ. Tình trạng phân lô, bán nền này còn làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương, anh chị em ruột xào xáo với nhau cũng chỉ vì đất”, ông Lương ái ngại.

Nhận định về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản quá khan hiếm hàng hóa chính thống là các dự án được phê duyệt theo quy trình, quy định, trong khi đó nhu cầu đầu tư ở lĩnh vực này vẫn rất lớn. Từ đó nhu cầu vượt cung dẫn đến người ta tìm đến các loại “hàng lậu”.

“Hàng lậu” ở đây chính là các nhóm đối tượng lách luật, gom sổ, gom đất rồi chia tách thành nhiều lô, nền để bán. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở vùng nông thôn mà chưa có quy hoạch rõ ràng. Ông Đính Nguyễn Văn cũng chỉ rõ, đây thực chất là hoạt động đầu cơ của một số nhóm đối tượng, cũng như việc buông lỏng quản lý ở một vài địa phương. Các đối tượng đầu cơ làm giá đất tăng lên mà không tạo ra được động lực phát triển kinh tế của địa phương, vì không hề có hoạt động đầu tư gì ở đây cả.

Quảng Trị chấn chỉnh tình trạng "phân lô bán nền như trẩy hội"

Quảng Trị chấn chỉnh tình trạng "phân lô bán nền như trẩy hội"

Công bố đường dây nóng  vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng

Công bố đường dây nóng vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

Thị trường bất động sản bấn loạn, tăng giá khó kiểm soát

06/01/2025 | 18:08

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) hiện đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh mẽ tại nhiều khu vực, với tình trạng tăng giá khó kiểm soát. Đáng nói là thực tế thị trường lại chưa thực sự sôi động nhưng có dấu hiệu giao dịch ảo.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ