Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động
Kinhtedothi – Kể từ ngày 15/2/2024, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch; người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 5 trường hợp.
Đây là quy định tại Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB&XH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2024, quy định tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày. Trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Bộ LĐTB&XH quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu xác định như sau:
Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong các trường hợp:
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có số tháng đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng đến đủ 144 tháng thì thời gian đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng thì những thời gian chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp không được bảo lưu. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu ghi tại quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61/2020/NĐ-CP thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu là thời gian đã được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động không đến nhận tiền và không thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận, bổ sung theo nguyên tắc:
Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ các quyết định liên quan đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp và việc xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Người lao động trục lợi bảo hiểm thất nghiệp: Do vô tình hay cố ý?
Lao động vi phạm trục lợi BHTN hầu hết là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các khu chế xuất.
Có được rút BHXH một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc?
Kinhtedothi – Người lao động có được rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc không; những trường hợp nào được rút BHXH một lần, là câu hỏi của bạn đọc gửi tới chuyên gia BHXH.
Số người nhận bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản đạt tỷ lệ 98%
Kinhtedothi - Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, nhóm đối tượng nhận tiền qua tài khoản cá nhân nhiều nhất là người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với tỷ lệ 98%; tiếp đến là nhóm đối tượng hưởng chế độ BHXH một lần với tỷ lệ 94%.