Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Rà soát quy định "dao có tính sát thương cao" thuộc nhóm vũ khí thô sơ

Kinhtedothi-Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.

Đa số các đại biểu Quốc hội tại các tổ đều bày tỏ nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các dự luật; đồng thời đề nghị rà soát, đánh giá kỹ lưỡng đảm bảo các quy định ban hành đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và có tính khả thi cao…

Thảo luận tại tổ Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đại biểu Quốc hội Lê Nhật Thành đồng tình với việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, khi sử dụng có mục đích gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người. Đại biểu cũng cho rằng, quy định như vậy để có căn cứ xử lý tội phạm sử dụng dao có tính sát thương cao gây án.

Các đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội thảo luận tại tổ

Dẫn số liệu của Bộ Công an cho thấy, trong 5 năm qua, toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ trên 16 nghìn vụ, 26 nghìn đối tượng sử dụng các loại dao và công cụ, phương tiện tương tự dao để gây án, đại biểu Lê Nhật Thành cho rằng, tội phạm sử dụng các loại dao và phương tiện có khả năng gây sát thương tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ rất cao. Trong đó, nhiều vụ do các băng, nhóm đối tượng có tổ chức gây án với tính chất rất manh động, dã man, coi thường pháp luật, nhiều vụ gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân. 

Đồng tình với việc xác định dao là vũ khí thô sơ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, việc bổ sung dao vào Dự thảo Luật này cần giải quyết theo tính năng, động cơ, mục đích. Việc bổ sung quy định này vào luật giúp xử lý được hành vi, đồng thời cũng có tác dụng răn đe, phòng ngừa rất lớn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung (Đoàn TP Hà Nội)

Đại biểu Nguyễn Hải Trung cho biết, cứ vào ngày cuối tuần, ngày lễ, ở các khu vực cửa ngõ Thủ đô, kể cả các tỉnh lân cận, nhiều đối tượng 15-16 tuổi rú ga, nẹt pô mang theo dao, kiếm, dao phóng lợn, kéo lê trên đường… "Lực lượng chức năng rất khó xử lý, cùng lắm xử tội gây rối trật tự, với điều kiện là phải xử phạt vi phạm hành chính. Nếu chúng ta bổ sung như dự thảo Luật lần này thì sẽ xử lý được tội khác với các đối tượng ở độ tuổi đó” - Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết.

Thảo luận tại tổ 14, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) nhất trí với việc sửa đổi Luật này để đảm bảo khắc phục được những bất cập trong thời gian qua. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị rà soát quy định về vấn đề dao là vật có tính sát thương cao. Việc quy định về dao như vậy cũng chưa thật sự chính xác. Có rất nhiều loại dao cũng dễ sử dụng, có tính sát thương cao.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Huy (Đoàn tỉnh Thái Bình)

Các đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ quan tâm tới vấn đề khai báo vũ khí thô sơ tại Dự thảo Luật. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Huy (Đoàn tỉnh Thái Bình) cho rằng, quy định khai báo vũ khí thô sơ các nội dung nhằm tăng cường quản lý vũ khí thô sơ, tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao để phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng các loại vũ khí này là cần thiết. Đại biểu đề nghị làm rõ phạm vi vũ khí thô sơ cần được khai báo để tránh phát sinh khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thực hiện.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Dương (Đoàn tỉnh Tiền Giang) đề nghị ban soạn làm rõ nội dung này vì liên quan đến Điều 32 dự thảo Luật về khai báo vũ khí thô sơ; nếu không khai báo sẽ bị xử phạt còn nếu khai báo thì không biết khi nào là vũ khí khi nào không phải là vũ khí.

Đưa ra ý kiến tại phiên họp tổ, đại biểu Quốc hội Triệu Thế Hùng (Đoàn tỉnh Hải Dương) chỉ ra rằng đsây là luật chuyên ngành nhưng đối tượng phải thực hiện rất rộng, do đó phải coi trọng phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó cần vận động người dân không tham gia vận chuyển, tàng trữ sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; đề cao ý thức, trách nhiệm trong việc phát hiện, tố cáo những vi phạm về vấn đề này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ