Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sắc xuân miền Tây Nghệ An 2025 hứa hẹn những điều đặc biệt

Kinhtedohi – Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cho biết, chương trình “Sắc xuân miền Tây Nghệ An” năm 2025 sẽ được tổ chức tại huyện Kỳ Sơn với nhiều điểm nhấn đặc biệt về văn hóa, du lịch.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An Quách Thị Cường cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 627/KH-UBND về việc tổ chức chương trình "Sắc xuân miền Tây Nghệ An" năm 2025.

Dự kiến chương trình sẽ diễn ra vào ngày 18-19/1/2025 (tức ngày 19-20/12 âm lịch) tại thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn. Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp cùng UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức.

Chương trình "Sắc xuân miền Tây Nghệ An" được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc miền Tây Nghệ An trong dịp Tết cổ truyền. Đồng thời, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, và giới thiệu tiềm năng du lịch miền Tây Nghệ An, hướng đến một điểm đến thân thiện và hấp dẫn du khách.

Chương trình "Sắc xuân miền Tây Nghệ An" năm 2025 sẽ được tỉnh Nghệ An tổ chức tại huyện Kỳ Sơn.

Bà Quách Thị Cường nhấn mạnh: “Chương trình là một hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc, đây là năm thứ hai được Nghệ An thực hiện. Về lâu dài, sẽ trở thành một sự kiện thường niên, chào đón năm mới tại các huyện miền núi Nghệ An, hội tụ nhiều nội dung đặc sắc và ý nghĩa lớn.”

Chương trình sẽ bao gồm các hoạt động như trình diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ, trích đoạn lễ hội dân gian truyền thống, và trang phục của đồng bào các dân tộc. Cũng sẽ có các hoạt động giao lưu đánh trống, cồng chiêng, khắc luống, múa sạp mừng hội Xuân. Ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian như tung còn, đi cà kheo, kéo co, cùng các hoạt động quảng bá du lịch và giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng của miền Tây Nghệ An.

Là một địa phương có 5 dân tộc cùng sinh sống, Kỳ Sơn là huyện miền biên hội tụ nhiều nét văn hóa, ẩm thực miền cao đặc sắc...

Với chương trình này, Sở Du lịch sẽ tăng cường các hoạt động quảng bá tiềm năng du lịch, phối hợp với huyện Kỳ Sơn thúc đẩy du lịch trong thời gian diễn ra chương trình. Các sản phẩm du lịch đặc sắc cũng sẽ được nghiên cứu và hợp tác với các đơn vị du lịch để quảng bá rộng rãi hơn.

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng, chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi khi được đăng cai tổ chức chương trình Sắc xuân miền Tây Nghệ An. Thông qua chương trình, Kỳ Sơn sẽ có cơ hội quảng bá hơn nữa các sản phẩm văn hóa, ẩm thực, du lịch và tri thức bản địa đến bạn bè trong nước và quốc tế.”

Kỳ Sơn là huyện miền núi cao biên giới đặc biệt khó khăn, nằm phía Tây tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 250 km. Đây là nơi sinh sống của năm dân tộc gồm người Mông, Thái, Khơ Mú, Kinh và Hoa, với diện tích tự nhiên 209.484 ha và 203.409 km đường biên giới tiếp giáp với Lào. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới.

Kỳ Sơn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như cổng trời Mường Lống, đỉnh Pu Xai Lai Leng, cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, và các món ăn đặc sản như bò giàng, lợn gác bếp, gạo tím và giò me...

Chương trình "Sắc xuân miền Tây Nghệ An" năm 2025 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm đặc biệt và hấp dẫn, góp phần quảng bá và phát triển du lịch miền Tây Nghệ An.

Nghệ An: thực hiện đợt cao điểm về tội phạm mua bán người

Nghệ An: thực hiện đợt cao điểm về tội phạm mua bán người

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ