Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sáng kiến hữu ích cho người bệnh

Kinhtedothi - Cải tiến cáng vận chuyển người bệnh trong quá trình đi làm cận lâm sàng; lấy sỏi bằng rọ Dormia trong điều trị cơn đau tiết niệu cấp tính... là những sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn mang lại nhiều hữu ích cho người bệnh.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Liên, khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (quận Long Biên). Ảnh: Trần Thảo.
Cáng vận chuyển đa năng, tiện ích
Hàng năm, khoa Thần kinh, Bệnh viện (BV) Đa khoa Đức Giang (quận Long Biên) tiếp đón và điều trị cho khoảng 2.760 lượt người bệnh. Đa số các trường hợp người bệnh vào BV có biểu hiện buồn nôn - nôn, ngoài ra có thể co giật…. Các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân được bác sĩ chỉ định đều được điều dưỡng của khoa đưa đi bằng cáng hoặc xe đẩy.
Nhiều năm công tác tại khoa Thần kinh, BV Đa khoa Đức Giang, trong quá trình vận chuyển người bệnh, điều dưỡng Nguyễn Thị Liên đã gặp khá nhiều khó khăn như người bệnh đang trên đường đi làm cận lâm sàng đột ngột nôn, co giật, hoặc có biểu hiện bất thường khác cần phải xử lý ngay nhưng thiếu dụng cụ như vật dụng để chất nôn, khăn lau, nước súc miệng, thuốc, bơm tiêm, bông cồn, dây garo… làm cho điều dưỡng khá bối rối.
Với mong muốn cấp cứu và xử trí các trường hợp người bệnh trên kịp thời, chị Liên cùng các cộng sự đã đưa ra sáng kiến, cải tiến “Cáng vận chuyển người bệnh trong quá trình đi làm cận lâm sàng”. Theo chị Liên, cáng vận chuyển này vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa thuận tiện, chuyên dụng khi vận chuyển người bệnh. Chị Liên cho biết, từ cáng thông thường, chị đã cải tiến thêm 2 bộ phận. Đó là giá đựng chất thải dùng khi người bệnh nôn, khi ấy điều dưỡng chỉ việc xoay giá ra ngoài và người bệnh nghiêng đầu nôn vào, tiện lợi, hợp vệ sinh trên đường vận chuyển. Và hộp đựng trang bị dùng đảm bảo có thuốc (nếu cần) và các vật tư cần thiết giúp cấp cứu và xử trí người bệnh có biểu hiện bất thường, nặng trên đường vận chuyển.
Áp dụng sáng kiến này từ tháng 1/2018 đến nay, khoa Thần kinh, BV Đa khoa Đức Giang đã thực hiện 2.640 lượt vận chuyển bệnh nhân thành công, an toàn. “Sáng kiến này mang lại nhiều tiện dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây nhiễm trong BV, đỡ tốn nhân lực dọn vệ sinh, có giá thành thấp, giúp nhân viên, người bệnh, người nhà yên tâm. Vì vậy, tôi mong muốn sáng kiến có thể được sử dụng, nhân rộng lên ở tất cả các cơ sở y tế trong và ngoài nước” - chị Liên chia sẻ.
Xoa dịu nỗi lo bệnh tật
Nhằm làm giảm những cơn đau tiết niệu cấp tính, bác sĩ Nguyễn Quốc Đông - Phó Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, BV Đa khoa Hà Đông đã đưa ra sáng kiến cải tiến “lấy sỏi bằng rọ Dormia trong điều trị cơn đau tiết niệu cấp tính”. Sáng kiến này được sử dụng bằng kỹ năng mềm, hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ và thêm các thiết bị máy móc.
Bác sĩ Đông cho hay, với những người mắc bệnh sỏi thận, theo nguyên lý, sỏi di chuyển từ thận xuống hay bị mắc kẹt ở đoạn hẹp nhất đổ vào bàng quang. Với những thước sỏi khoảng 5 - 6mm, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ ống soi đưa vào niệu quản và lấy sỏi ra mà không phải gây mê, với mức độ xâm lấn tối thiểu nhưng đạt được kết quả gần như tối đa, không gây đau đớn; từ đó, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí tối đa.
Từ ngày vận dụng sáng kiến vào thực tế, đến nay, hàng trăm bệnh nhân đã được hưởng lợi. Sáng kiến của bác sĩ Đông cũng nhận được nhiều lời khen ngợi của bệnh nhân, thân nhân người bệnh.
Công tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong ngành Y tế Thủ đô thời gian qua đã tạo đột phá về chuyên môn kỹ thuật trong cả lĩnh vực khám, chữa bệnh và phòng bệnh. Từ đó, mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế - xã hội, đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Thủ đô.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ