Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sắp xếp lại 52 huyện, hơn 1.000 xã

Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình gửi Chính phủ dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Ngày 8/4, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình gửi Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 .

Bộ Nội vụ đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định.

Ngoài ra, những đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định cũng nằm trong diện sắp xếp, sáp nhập trong 3 năm tới.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ Nội vụ cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Đa số huyện, xã vẫn chưa đạt tiêu chuẩn 

Bộ Nội vụ cho biết, kết quả sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2019 - 2021 tuy đã giảm được 8 huyện và 563 xã nhưng đến nay đa số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

Cụ thể trong tổng 705 đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay, so với tiêu chuẩn quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số thì chỉ có 127 đơn vị (chiếm 18,01%) có cả 2 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên.

Có 382 đơn vị (chiếm 54,18%) có 1 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên và 1 tiêu chuẩn chưa đạt 100%; 196 đơn vị (chiếm 27,80%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 100%; 89 đơn vị (chiếm 12,62%) có 1 tiêu chuẩn chưa đạt 100% và 1 tiêu chuẩn chưa đạt 50%; 92 đơn vị (chiếm 13,05%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 80%.

Đáng chú ý là có 52 đơn vị (chiếm 7,38%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 70%, thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập trong giai đoạn 2023 – 2025.

Đồng thời, có 19 đơn vị (chiếm 2,70%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 60%;  453 đơn vị (chiếm 64,26%) có cả 2 tiêu chuẩn đạt từ 50% trở lên; 8 đơn vị (chiếm 1,13%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 50%.

Trong tổng số 10.599 đơn vị hành chính cấp xã chỉ có 2.438 (chiếm 23,00%) có cả 2 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên.

Có 5.249 đơn vị (chiếm 49,52%) có 1 tiêu chuẩn đạt từ 100% trở lên và 1 tiêu chuẩn chưa đạt 100%; 2.912 đơn vị (chiếm 27,47%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 100%; 2.353 đơn vị (chiếm 22,20%) có 1 tiêu chuẩn chưa đạt 100% và 1 tiêu chuẩn chưa đạt 50%; 1.629 đơn vị (chiếm 15,37%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 80%.

Đáng chú ý là có 1.037 đơn vị (chiếm 9,78%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 70% thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập trong giai đoạn 2023 – 2025.

Ngoài ra còn có 506 đơn vị (chiếm 4,77%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 60%; 4.272 đơn vị (chiếm 40,31%) có cả 2 tiêu chuẩn đạt từ 50% trở lên; 133 đơn vị (chiếm 1,25%) có cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 50%.

Đề nghị thông qua theo thủ tục rút gọn

Theo Bộ Nội vụ, thực tiễn có trường hợp vì các điều kiện khách quan mà đơn vị hành chính sau sắp xếp không bảo đảm các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

Vì vậy để bảo đảm tính khả thi của quy định, đồng thời hạn chế tình trạng các địa phương đề xuất thực hiện sắp xếp hình thức, không bảo đảm tiêu chuẩn sau sắp xếp dẫn đến không đạt được mục tiêu đề ra, dự thảo nghị quyết quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Trong đó có tính đến yếu tố đặc thù của các địa bàn có quy mô dân số quá lớn trong khi diện tích tự nhiên quá nhỏ.

Việc quy định các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đã có cân nhắc kỹ lưỡng và so sánh với tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp, bảo đảm sau khi kết thúc việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2030 thì đến năm 2030 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước về cơ bản đạt tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo quy định.

Khi đó sẽ không còn đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên dưới 30% hoặc có đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới 100% (trừ các trường hợp đặc thù).

Những nội dung này đã được Bộ Tư pháp thẩm định và Bộ Nội vụ tiếp thu chỉnh lý.

Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc soạn thảo, trình dự thảo nghị quyết theo thủ tục rút gọn đồng thời với quá trình xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

Giảm thêm hơn 20 huyện và hàng nghìn xã trong giai đoạn 2023-2030

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự kiến trong thời gian tới số lượng huyện, xã phải sắp xếp, sáp nhập là rất lớn. Giai đoạn trước giảm được 8 huyện và 563 xã thì thời gian tới sẽ giảm gấp 3 số huyện, gấp 2 số xã.

Lý do Bộ Nội vụ đề nghị tăng thêm 7.418 cán bộ, công chức cấp xã

Một xã của huyện Bình Chánh (TP.HCM) có dân số gần 130.000 người, còn một xã khác của tỉnh Lạng Sơn chỉ có 400 người, nhưng số cán bộ, công chức tại hai nơi này chỉ chênh nhau vài người.

Đề xuất nhiều chính sách tiền lương, phụ cấp mới với công chức nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Nội vụ đề xuất nhiều chính sách lương, phụ cấp mới với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, dôi dư do sắp xếp huyện, xã nghỉ hưu trước tuổi.

Đan Phượng: Tập trung giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Đan Phượng: Tập trung giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Khu ẩm thực đảo ngọc ngũ xã - Điểm đến khó quên của du khách

Khu ẩm thực đảo ngọc ngũ xã - Điểm đến khó quên của du khách

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ