Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

SARS-CoV-2 nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường

Kinhtedothi - Tính đến ngày 8/3, dịch Covid-19 đã lan rộng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Viễn cảnh nào sẽ xảy ra đối với dịch bệnh nguy hiểm này? Vì sao những người mắc tiểu đường thường có diễn biến nặng. Đây là những câu hỏi nhiều người quan tâm.

Kiểm tra tiểu đường bằng máy đo. Ảnh: Nguyễn Thành
Viễn cảnh của dịch Covid-19
Viễn cảnh 1: Dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát sau 1 năm. Dịch bệnh truyền nhiễm sẽ chấm dứt khi nào giới khoa học có vaccine đặc chủng. Nhưng cho đến nay thế giới chưa có vaccine cho SARS-CoV-2. Mặc dù đã có vài thử nghiệm vaccine nhưng cũng phải chờ ít nhất là 1 năm để vaccine có mặt trên thị trường. Trước đây, dịch SARS xảy ra vào tháng 2/2003 và các biện pháp can thiệp y tế công cộng được triển khai nhanh chóng. Đến giữa tháng 7/2003 thì đa số các nước tuyên bố là đã dứt dịch và đến đầu năm 2004 thì SARS coi như chấm dứt. Do đó, với biện pháp y tế công cộng như hiện nay, dịch Covid-19 có thể sẽ còn với chúng ta cho đến cuối năm 2020.
Viễn cảnh 2: Giới dịch tễ học xem dịch bệnh truyền nhiễm như lửa; mà trong đó virus là ngọn lửa và con người là củi. Đến một lúc nào đó ngọn lửa sẽ tàn khi củi không còn nữa. Tương tự, dịch bệnh truyền nhiễm sẽ “tàn lụi” khi virus không tìm thấy người lý tưởng để nhiễm.
Viễn cảnh 3: SARS-CoV-2 sẽ trở thành một trong đại gia đình virus thông thường với chúng ta. Virus H1N1 trước đây (2009) bùng phát thành một đại dịch (pandemic), nhưng sau một thời gian nó trở thành một phần của quần thể virus sống chung với cộng đồng con người. Hiện nay, đã có 4 chủng coronavirus sống chung với cộng đồng con người và gây ra cảm cúm mỗi năm. Mặc dù chẳng ai muốn có thêm coronavirus, nhưng cũng khó có thể tiêu diệt chúng hoàn toàn, và có thể chúng ta phải chấp nhận sống chung với một thành viên thứ 5 trong gia đình corona virus.
Tuy nhiên, trong khi quan tâm, lo ngại đến dịch Covid-19, đừng quên rằng dịch cúm mùa giết chết rất nhiều người hàng năm. Chỉ riêng ở Mỹ tính đến tháng 2/2020 có ít nhất 16.000 người chết vì cúm mùa. 
Bệnh nhân tiểu đường nguy cơ tử vong cao
Trong nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2, những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao gấp 8 lần so với người không bị tiểu đường.
Một công trình nghiên cứu mới công bố năm ngoái tìm câu trả lời tại sao bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm MERS-CoV có nguy cơ tử vong cao. Họ làm nghiên cứu trên chuột (vì là mô hình dễ hơn) và kết quả có thể tóm lược như sau. Thứ nhất, ở chuột tiểu đường các virus này nhân bản không cao hơn so với chuột không bị tiểu đường. Thứ hai, chuột tiểu đường có nồng độ cytokines và số tế bào T thấp hơn nhóm chứng.
Tiểu đường có thể xem là một bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Con người chúng ta có hai hệ miễn dịch: Nội sinh hay nội tại và thích ứng. Hệ thống miễn dịch nội sinh có nhiệm vụ bảo vệ vật chủ (người), và nó làm việc này bằng cách nhận dạng các siêu vi khuẩn (tạm xem là “kẻ thù”) xem chúng có gì và đi với ai, rồi sau đó gửi tín hiệu báo động đến các cơ phận khác để phòng thủ hoặc tấn công kẻ thù.
Khi tế bào bị virus tấn công, một hệ thống phòng thủ được kích hoạt. Tế bào sẽ tiết ra một protein có tên là interferon. Protein interferon kích thoạt một loạt hoạt động chống virus. Các hoạt động này bao gồm đóng cửa “nhà máy” sản xuất protein để làm cho tế bào chết đi, và như thế thì virus sẽ khó có đường xâm nhập.
Nhưng điều không may là đa số các hoạt động phòng vệ này cũng gây tác động tiêu cực đến các cơ phận khác. Khi hệ thống miễn dịch nội sinh phải dồn công sức để chống trả virus, thì cái giá phải trả là lơ là chống trả các mầm bệnh khác như tiểu đường. Điều này giải thích tại sao đa số các bệnh nhân chết trong trận dịch SARS trước đây hay Covid-19 lần này là những người đã mắc bệnh liên quan đến hệ tự miễn dịch như tiểu đường hay bị nhiễm trùng thứ phát.
Tóm lại, xâu chuỗi những kiến thức trên cho chúng ta vài bài học thực tế. Bệnh nhân tiểu đường cần phải hết sức cẩn thận không để bị lây nhiễm SARS-CoV hay SARS-CoV-2, vì nếu bị lây nhiễm thì nguy cơ tử vong sẽ tăng rất cao, vì hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá. Đối với bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm SARS-Cov hay SARS-CoV-2, các chuyên gia khuyến cáo là việc điều trị không chỉ dùng antibiotics mà còn phải tích cực điều trị bệnh nền (tiểu đường).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ