Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sau mắc Covid-19 bao lâu có thể hiến máu?

Kinhtedothi - Trước băn khoăn của nhiều người về việc hiến máu sau khi mắc Covid-19, Ths. Nguyễn Văn Nhữ - Trưởng phòng Truyền thông, Giáo dục Sức khỏe (Viện Huyết học Truyền máu T.Ư) cho biết, F0 có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ khi âm tính với SARS-CoV-2 và không còn triệu chứng.

Ths. Nguyễn Văn Nhữ - Trưởng phòng Truyền thông, Giáo dục Sức khỏe (Viện Huyết học Truyền máu T.Ư) chia sẻ thông tin tại buổi hiến máu
Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA cũng không khuyến cáo phải xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người hiến máu.

Sau tiêm phòng vaccine Covid-19, nếu sức khỏe ổn định thì có thể hiến máu sau 10 ngày với các loại vaccine được Bộ Y tế phê duyệt; sau 1 tháng với các loại vaccine sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vaccine đã được tiêm và sau 6 tháng với người tham gia thử nghiệm vaccine.

Ông Trần Cao Khải, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhà phố Việt Nam cho biết, hiến máu tình nguyện là sự kiện thường niên của Công ty .

Thời gian trì hoãn này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu. Mục đích của việc trì hoãn ít ngày này để các tác dụng của vaccine được dung nạp tốt nhất sau tiêm, đảm bảo sức khỏe người hiến máu sau tiêm (không còn những phản ứng thông thường như: sốt, mệt, đau mỏi người) và tránh được các phản ứng sau hiến máu.

Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhà phố Việt Nam tham gia hiến máu tình nguyện

Với các trường hợp tiếp xúc gần (F1), thời gian trì hoãn hiến máu sẽ áp dụng theo quy định của Bộ Y tế về cách ly y tế với F1. Cụ thể tại thời điểm hiện tại, theo Công văn số 762 ngày 21/2/2022 của Bộ Y tế, thực hiện cách ly y tế 5 ngày với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1; và cách ly y tế 7 ngày với F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine phòng Covid-19.

Mỗi năm nhu cầu máu ở Việt Nam cần 2 triệu đơn vị máu. Hiện nay Viện Huyết học Truyền máu T.Ư cung cấp máu cho 178 bệnh viện của 28 tỉnh, thành phố. Tại Viện mỗi năm cần khoảng 350.000 – 360.000 đơn vị máu, tức là mỗi ngày cần nhận 1.300 – 1.400 đơn vị máu. Thời điểm này luôn có trong kho từ 7.000 – 8.000 đơn vị máu. Tuy nhiên, số lượng máu như vậy là vẫn còn rất thiếu khi mỗi ngày Viện phát ra trung bình 1.200 – 1.300 đơn vị.

Góp phần vào khắc phục tình trạng thiếu nguồn người hiến máu trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, ngày 28/3, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhà phố Việt Nam tổ chức Ngày Hội hiến máu tình nguyện 2022. Sự kiện hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, kỷ niệm 22 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4/2000 – 7/4/2022).

Ông Trần Cao Khải, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhà phố Việt Nam cho biết, đây là sự kiện thường niên của công ty với thông điệp “Hiến giọt máu đào – trao đời sự sống”.

“Hiến máu cứu người là hoạt động mang giá trị nhân văn và nghĩa cử cao đẹp, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh ngày càng kéo dài. Tôi xem đây là một hoạt động rất ý nghĩa, hy vọng hoạt động này sẽ lan rộng hơn nữa đến nhiều đơn vị, doanh nghiệp và lan tỏa đến với tất cả mọi người”, ông Khải chia sẻ.

Cũng theo ông Trần Cao Khải, hoạt động hiến máu tình nguyện đã được Tập đoàn phát động đều đặn từ 3 năm nay. Năm nay chương trình đã thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của hơn 8.000 thành viên đang hợp tác tại Công ty và các Đối tác ngay khi phát động.

Dự kiến thu hơn 600 đơn vị máu, số lượng gấp đôi so với năm ngoái. Đây là món quà mà đơn vị mong chuyển đến các bệnh viện, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang phức tạp, nguy cơ thiếu máu ở các bệnh viện.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ