Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẻ chia khó khăn với đồng bào vùng lũ

Kinhtedothi - Vượt quãng đường hơn 350km, cuối tuần qua, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đến bản Hốc, xã Nậm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) - một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt mưa lũ đầu tháng 8.

Trắng tay sau cơn lũ lịch sử
Dù trận mưa lũ đã đi qua gần nửa tháng, nhưng khung cảnh hoang tàn vẫn bao trùm bản nghèo thuộc xã Nậm Păm. Cả một vùng dân cư rộng lớn giờ chỉ còn ngổn ngang bùn đất, sỏi đá. Xã Nậm Păm không khác một đại công trường với hàng chục máy xúc, máy ủi, xe chở đất đá  nườm nượp vào ra. Những lán trại được dựng tạm bợ ven đường vào bản Hốc là nơi hàng trăm công nhân, người lao động các đơn vị, xí nghiệp tá túc để thực hiện nhiệm vụ tái thiết xã Nậm Păm.
Cùng với thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, hàng trăm hộ dân nơi đây cũng bỗng chốc trở nên tay trắng chỉ sau vài giờ cơn lũ đi qua. Anh Cà Văn Son cho biết, sống ở bản Hốc đến nay đã gần 50 năm, nhưng chưa thấy trận lũ nào lớn đến vậy. Toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn, 6 con trâu và đàn gà hơn 30 con của gia đình, cùng nhiều vật dụng sinh hoạt đã bị nước lũ cuốn trôi. Rất may là cả 5 thành viên trong gia đình anh vẫn được an toàn.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội trao quà ủng hộ đồng bào vùng lũ bản Hốc, xã Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Trọng Tùng

Không có được may mắn trên, sau trận lũ 70 năm mới có một lần xảy ra ngày 3/8, chị Quảng Thị Bặt (cùng ở bản Hốc) đã mất đi người chồng và một người con trai. Căn nhà cùng toàn bộ vật dụng cũng trôi theo dòng nước. Hiện, hai mẹ con chị Bặt đang phải ở nhờ nhà họ hàng, người thân. Không chỉ gia đình anh Son, chị Bặt, riêng tại bản Hốc đã có tới 58 hộ gia đình bị lũ cuốn trôi toàn bộ gia sản. Cuộc sống của những hộ dân nơi đây vốn đã nghèo, nay sẽ càng khốn khó hơn…
Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường La Lò Văn Tưởng, trong đợt mưa lũ đầu tháng 8 vừa qua, xã Nậm Păm là địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Toàn xã hiện có khoảng 212 hộ đang được bố trí tạm trú tại khu vực lán trại tập trung, trụ sở UBND xã, nhà người thân quen để chờ được tái định cư. Đặc biệt, hầu hết các hộ gia đình nêu trên đến nay chưa thể sản xuất trở lại do đất canh tác vẫn còn đang bị bùn đất, đá sỏi vùi lấp. Cuộc sống đa phần vẫn phải cậy nhờ vào sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm trong và ngoài tỉnh.   
Hỗ trợ sát sườn cho người dân
Sau khi cơn lũ đi qua, người dân xã Nậm Păm nói riêng, huyện Mường La nói chung gặp muôn vàn khó khăn. Dẫu vậy, cộng đồng các dân tộc nơi đây không đơn độc, bởi tấm lòng “tương thân tương ái” của đồng bào khắp mọi miền đất nước. Cùng với TP Hà Nội, một số đơn vị trực thuộc ngành NN&PTNT Hà Nội cũng có những hành động hướng về Tây Bắc.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, chung tay cùng người dân cả nước hướng về vùng lũ huyện Mường La, đơn vị đã phát động trong công đoàn cơ quan ủng hộ ít nhất một ngày lương. Với kinh phí huy động được, Trung tâm đã chuẩn bị 58 suất quà và tổ chức chuyến đi về với bản Hốc để trao tặng trực tiếp cho những hộ chịu ảnh hưởng nặng nề sau trận mưa lũ vừa qua. Đối với 3 hộ gia đình có người thân bị chết, mất tích, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội gửi tặng thêm mỗi hộ 1 triệu đồng.
Bà Hương cho biết thêm, nắm bắt nhu cầu của đồng bào sau lũ lớn, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tập trung hỗ trợ bà con những vật dụng thiết yếu như: chăn thu, màn đôi, chiếu nỉ, cuốc, xẻng, bạt che mưa, đèn pin năng lượng đa năng, xô, chậu, nồi niêu xoong chảo và gia vị cho bữa ăn (mắm, muối, dầu ăn…). Ngoài ra, mỗi hộ còn được nhận cây giống xoài và nhãn để phục hồi sản xuất. Với sự sẻ chia này, tập thể cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội mong muốn những hộ bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sẽ vượt qua những mất mát đau thương đã qua, sớm ổn định đời sống và sản xuất...
Nhận được món quà của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội gửi tặng, chị Quảng Thị Bặt xúc động cho biết: Những ngày qua là thời điểm rất khó khăn với chị và con gái. Có thời điểm, chị gần như suy sụp khi nghĩ về viễn cảnh không có người chồng bên cạnh. Thế nhưng sự quan tâm, sẻ chia của các đơn vị đã giúp chị được an ủi phần nào. Chị Bặt bày tỏ tấm lòng biết ơn với món quà kịp thời, trân quý mà đoàn công tác Trung tâm Khuyến nông Hà Nội gửi tặng, đồng thời cho biết, sẽ cố gắng vượt qua đau thương, mất mát, để bắt đầu cuộc sống mới.
Cuối tuần qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng (Sở NN&PTNT Hà Nội) cũng đã có chuyến thăm, tặng quà đồng bào vùng lũ huyện Mường La. Theo đó, số tiền trên 42 triệu đồng, cùng 2 thùng sách đã được đơn vị trao cho địa phương để hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng thiên tai sớm ổn định cuộc sống.   
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ