Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn Tây áp dụng nhiều biện pháp ngăn dịch tả lợn châu Phi

Kinhtedothi - Chiều 21/3, Đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội do Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Đăng dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Cán bộ thú y phun thuốc sát trùng tại chợ Kim Sơn, Sơn Tây.
Theo Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Đặng Vũ Nhật Thăng, thị xã Sơn Tây có 9 phường, 6 xã, trong đó 4 phường nội thị không có chăn nuôi gia súc, còn lại chăn nuôi vẫn chiếm một phần lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Về chăn nuôi lợn, tính đến 15/3/2019, trên địa bàn thị xã có tổng đàn lợn nuôi trong dân là 47.251 con, với 2.841 hộ. Tổng đàn lợn của công ty, xí nghiệp, hợp tác xã, trung tâm, doanh nghiệp có 23 trang trại, với tổng đàn là 37.585 con. Hiện thị xã Sơn Tây có 110 điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 51 cơ sở giết mổ lợn.
Hiện nay trên địa bàn thị xã Sơn Tây chưa phát sinh ổ dịch tả lợn châu Phi. Nhưng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch, thị xã Sơn Tây đã triển khai các biện pháp ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch  bệnh, thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày. Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị tập huấn cho các trưởng thôn, hộ chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh tại 15 xã, phường.
Chỉ đạo các xã, phường cho ký cam kết đến các hộ chăn nuôi, kết quả đã có 100% các hộ ký cam kết tính đến ngày 19/3. Công tác tiêu độc khử trùng trên địa bàn thị xã được triển khai đúng tiến độ, bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật, góp phần làm giảm dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn thị xã có 3 cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật (trong đó có 2 cơ sở chăn nuôi lợn và 1 cơ sở chăn nuôi gia cầm).
Phát biểu tại buổi kiểm tra, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Đăng yêu cầu thị xã Sơn Tây cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng hộ chăn nuôi để họ biết được mức nguy hại của dịch tả lợn châu Phi cũng như cách phòng ngừa dịch hiệu quả. Tập trung theo nguyên tắc "5 không", "4 tại chỗ".
Trong đó tập trung tuyên truyền cho người dân về việc sử dụng thức ăn thừa cho đàn lợn. Thị xã cần tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, sử dụng thức ăn thừa. Yêu cầu các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn phải trang bị thùng chứa thức ăn thừa đảm bảo tiêu chuẩn, có nắp đậy. Bởi hiện nay, việc sử dụng thức ăn thừa trong chăn nuôi đang là nguyên nhân chính dẫn đến bùng phát dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Hà Nội.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ