Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tác giả bài thơ ''Mẹ tôi chửi kẻ trộm'' bức xúc vì bị tố đạo thơ

Kinhtedothi – Trước những thông tin dư luận phản ánh về việc bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” có dấu hiệu đạo thơ, tác giả Tòng Văn Hân khẳng định tác phẩm viết bằng cảm nhận của bản thân, do tự mình sáng tác, không đạo của ai.

Như báo KT&ĐT đã đưa tin, bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” vừa được trao giải cao nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 2019-2020 đã hứng chịu sự phản ứng gay gắt của độc giả. Bên cạnh những phản ứng trái chiều về chất lượng, thể loại, tính nghệ thuật của tác phẩm, mới đây, nhiều ý kiến cho rằng tác giả đã đạo thơ.
 Bài viết ''tố'' tác phẩm ''Mẹ tôi chửi kẻ trộm'' đạo thơ. Ảnh: FB.

Cụ thể, trên mạng xã hội Facebook, tài khoản “Vinh Râu” chia sẻ: “Bài thơ chửi trộm gà trộm lợn đoạt giải cao nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ Hội Nhà văn không chỉ mắc tội dở mà tác giả của nó còn mắc tội trộm thơ - trộm từ bài thơ dưới đây của Lò Văn Tứng, sản xuất năm 2018”. Phía dưới dòng trạng thái đăng tải, tác giả dòng trạng thái trích dẫn bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ cướp biển đảo”. Dòng trạng thái của tài khoản Facebook này đã có hàng trăm lượt chia sẻ cùng nhiều bình luận tán đồng ý kiến.

Để có thông tin đa chiều, phóng viên đã liên hệ với tác giả Tòng Văn Hân, anh cho biết: “Anh khẳng định là khi đọc bài thơ của anh họ mới nhái ra bài thơ đấy. Anh đã nhờ bạn hỏi Hội Văn học nghệ thuật Sơn La và không có ai tên là Lò Văn Tứng cả”. Tác giả “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” cũng chia sẻ, bản thân rất bức xúc khi có thông tin cho rằng mình đạo thơ vì bài thơ đó được viết từ cảm nhận của bản thân từ nếp sống sinh hoạt trong cộng đồng, rồi tự viết ra và không đạo của ai cả.

“Có người còn bảo giống với sự tích “Tưới dưa cho người” của Trung Quốc, anh không biết sự tích ấy là gì. Sự tích thì vô vàn” – anh Tòng Văn Hân cho hay. Đồng thời, anh Hân khẳng định, bài thơ được rút ra từ tập bản thảo của mình và chưa được công bố. Vì vậy, theo quy chế cuộc thi, anh vẫn đủ điều kiện tham dự.

Tác giả Tòng Văn Hân cũng chia sẻ, bản thảo của “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” đang được lưu Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và nếu xảy ra tranh chấp bản quyền sẽ sẵn sàng chứng minh.

Mặt khác, nhà văn Khuất Quang Thuỵ - Tổng biên tập Báo Văn nghệ, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết, bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm” bị tố đạo thơ nhưng Ban Tổ chức chưa nhận được đơn tố cáo nên không thể căn cứ vào những lan truyền trên mạng xã hội để giải quyết. Đồng thời, nếu người nộp đơn tranh chấp bản quyền có đủ bằng chứng chứng minh đạo thơ thì Ban Tổ chức sẽ rút giải thưởng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ