Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng tốc xuất khẩu: Đừng bỏ lỡ cơ hội từ các FTA

Kinhtedothi - Giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, chi phí vận chuyển “leo thang” tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do đó, việc tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu được coi là giải pháp tối ưu đối với DN Việt.

Đối diện nhiều thách thức mới

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương, quý I/2022, xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 88,5 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đạt được kết quả khả quan, song nhìn tổng thể có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hóa quý I/2022 tăng trưởng 12,9% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh minh họa

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải nhận định, thách thức lớn nhất trước mắt vẫn là tác động của đại dịch Covid-19. Mặc dù tại Việt Nam đã có sự thích ứng an toàn để khôi phục sản xuất, tuy nhiên tác động của dịch Covid-19 ở các thị trường khác cũng có thể ảnh hưởng đến Việt Nam.

Đặc biệt là hiện nay, dịch bệnh bắt đầu gia tăng ở Trung Quốc và với chính sách chống dịch của nước bạn bằng các lệnh phong tỏa rõ ràng đang tác động đến nguồn cung nguyên liệu của Việt Nam. Bên cạnh đó, vấn đề về giá cước vận chuyển, logistics, nhất là giá cước vận tải biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cũng là khó khăn lớn đối với các DN xuất khẩu Việt Nam.

Đáng lo ngại, xung đột Nga - Ukraine cũng tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Dù Nga và Ukraine không phải là thị trường lớn của hàng Việt, song 2 quốc gia này cũng đang cung cấp một số nguyên liệu và nông sản như: Lúa mì, than, phân bón, sản phẩm kim loại… Nếu xung đột kéo dài sẽ tiếp tục dẫn đến giá đầu vào của các nguyên liệu cơ bản gia tăng.

Nhận diện những thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mặc dù Việt Nam đã từng bước khôi phục lại chuỗi cung ứng do tác động của dịch Covid-19, nhưng sự đứt gãy chuỗi cung ứng do các xung đột tại một số quốc gia đang đặt ra những thách thức mới.

Theo đó, hàng loạt cảng biển, cảng hàng không, thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ngay tại thị trường trong nước, các DN đang phải đối diện với tình trạng thiếu hụt nhân công, thiếu hụt lao động có tay nghề, chi phí sản xuất tăng cao.

Tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA

Năm 2022, ngành Công thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6 - 8% so với năm 2021. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Công Thương xác định cơ hội lớn nhất đến từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết và thực thi.

Tận dụng ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Ảnh minh họa

Phân tích rõ hơn về yếu tố này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, gần đây, Việt Nam đã liên tiếp có các FTA ở quy mô lớn và mức độ cam kết sâu, với những đối tác thương mại đều là thị trường có quy mô lớn, nhu cầu cao. Đáng mừng là trên thực tế, các FTA này đã bước đầu phát huy được hiệu quả đáng kể.

Đơn cử, trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), những quốc gia mới tham gia FTA với Việt Nam như Mexico, Peru đều có mức tăng trưởng xuất khẩu đạt ở mức 25 - 35%, đây là cơ hội rất rõ ràng cho DN Việt Nam.

Hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang triển khai, gồm một số thị trường truyền thống trong khối châu Á và một số đối tác khác, nhưng với một cơ chế và cam kết sâu hơn sẽ tạo thuận lợi cho các DN Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, RCEP bao gồm các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là những nước đang cung cấp nguồn nguyên liệu cho Việt Nam. Do đó, việc tham gia cùng với những quốc gia khác trong RCEP sẽ tạo ra sự luân chuyển hàng hóa, giúp Việt Nam có thể kết nối các chuỗi cung ứng của đầu ra - đầu vào tốt hơn.

Đề cập về giải pháp đối với các DN Việt nhằm tận dụng tốt hơn nữa những cơ hội từ các FTA, PGS.TS Phạm Tất Thắng - Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) lưu ý, các DN cần hết sức coi trọng việc tận dụng RCEP, nhất là thị trường Trung Quốc.

“Từ trước đến nay, chúng ta khai thác thị trường Trung Quốc chủ yếu thông qua xuất khẩu tiểu ngạch. Tuy nhiên, với RCEP mở ra khả năng và yêu cầu chúng ta phải thay đổi cung cách làm ăn và coi đây là thị trường cấp cao. Nếu thay đổi cách nghĩ, cách làm sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho DN Việt” – PGS.TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia kinh tế đồng quan điểm, việc ký kết RCEP đòi hỏi DN phải có nhận thức lại đối với thị trường Trung Quốc và ASEAN. Bởi nếu tận dụng được lợi thế từ RCEP, Việt Nam sẽ đa dạng hóa được thị trường, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bền vững.

 

Bộ Công Thương đã biên soạn rất nhiều tài liệu, ấn phẩm, cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cũng như các thị trường mới như khu vực Trung Đông, khu vực Mỹ Latinh. Sắp tới, Bộ Công Thương sẽ có một cẩm nang để hướng dẫn các DN chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải

 

Xuất khẩu nông sản “trong nguy có cơ”

Xuất khẩu nông sản “trong nguy có cơ”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ