Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Táo quân 2022: Hứa hẹn nhiều tiếng cười châm biếm, đả kích

Kinhtedothi - Dù không có sự xuất hiện của bộ đôi NSND Công Lý, NSƯT Xuân Bắc trong tạo hình của Bắc Đẩu, Nam Tào nhưng Táo quân 2022 hứa hẹn mang lại tiếng cười châm biếm, đả kích nhưng vẫn giữ được những thông điệp tích cực, lạc quan...

Như một món ăn tinh thần không thể thiếu vào ngày cuối cùng của năm âm lịch, Chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2022 tiếp tục lên sóng truyền hình trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần.
Năm nay thiên đình có sự góp mặt của nhiều Táo như Kinh tế, Xã hội, Giao thông, Mạng, Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp…
Tuy nhiên, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, việc báo cáo cũng được điều chỉnh theo quy định giãn cách, tránh tập trung đông người và không phải Táo nào cũng có cơ hội được vào chầu…
Do vậy, các Táo đều tìm cách thay đổi cách thức chầu, tạo ra những bản báo cáo rất sáng tạo, có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại để gây ấn tượng với Ngọc Hoàng.
Một mặt, các Táo cố gắng thể hiện tài năng, khoe thành tích mà ngành mình đạt được, mặt khác cũng tìm cách lấp liếm, che giấu những tồn tại, thiếu sót của bản thân.
Tuy nhiên, như thường lệ, bộ đôi Nam Tào – Bắc Đẩu, kẻ tung, người hứng, với sự hậu thuẫn của Ngọc Hoàng đã lần lượt chỉ ra những điểm yếu của các Táo – cũng chính là những vấn đề được nhắc đến nhiều xã hội trong suốt năm qua.  Năm nay, bộ đôi NSND Công Lý, NSƯT Xuân Bắc trong tạo hình của Bắc Đẩu, Nam Tào chính thức vắng mặt, thay vào đó là hai nghệ sĩ trẻ: Trung Ruồi và Đỗ Duy Nam.
Từ những bức xúc lớn như sự trục lợi từ dịch bệnh, tham nhũng, hối lộ quan chức đến những bất cập về giấy đi đường, quy định vùng dịch, những bất ổn của thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền điện tử… sẽ được Táo quân nêu rõ.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến xã hội online trong năm qua trở nên sôi động hơn cả. Có thể nói, những gì diễn ra trên thế giới ảo, trên mạng xã hội đã không còn ‘ảo’ nữa mà gây tác động ‘thật’ đối với xã hội.
Nhiều vấn đề, mặt trái của mạng xã hội cũng được đề cập trực diện, đặc biệt là những nội dung xấu độc, nhưng trend không lành mạnh mà Ngọc Hoàng coi là "rác mạng".
Ngoài ra, việc vạch trần cái xấu, trừng trị thẳng tay những kẻ gây hại cho dân, nhưng Ngọc Hoàng cũng khẳng định những nỗ lực đáng khen ngợi của các Táo trong suốt năm qua ở mọi ngành nghề, lĩnh vực đã vượt qua khó khăn, thách thức để từng bước kiểm soát dịch bệnh, phục hồi nền kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội.
Ngọc Hoàng hy vọng các Táo tiếp tục đoàn kết, trên dưới đồng lòng để tạo ra sức mạnh to lớn. Ngọc Hoàng cũng yêu cầu các Táo có được tinh thần: việc gì tốt cho dân, có lợi cho dân thì bắt tay vào làm luôn, không chần chừ, và phải xử lý dứt điểm, triệt để những vấn đề còn tồn tại.
Theo thông tin của VFC, âm nhạc tiếp tục là một điểm hấp dẫn của ‘Táo quân 2022”. Rất nhiều ca khúc ở đa dạng thể loại đã được sử dụng một cách khéo léo, hợp lý đã giúp những màn báo cáo trở nên sinh động hơn.
Táo quân 2022 hứa hẹn mang lại những tiếng cười có khán giả ngày cuối năm.
Nổi bật nhất có lẽ là màn báo cáo của Táo Mạng (NSND Tự Long) với sự kết hợp của âm nhạc hiện đại và truyền thống chắc chắn mang lại sự thú vị, thu hút cho người xem. NSƯT Quốc Khánh cũng gây bất ngờ khi lần đầu tiên tại “Táo quân”, Ngọc Hoàng trổ tài đánh đàn. NSƯT Quang Thắng và nghệ sỹ Vân Dung có màn hát kết hợp vũ đạo "ngoáy mũi" duyên dáng và ấn tượng.
Trong một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh, Táo quân vẫn giữ được những nét châm biếm, đả kích, nhưng bao trùm lên vẫn là những thông điệp tích cực, lạc quan, niềm tin vào những điều tốt đẹp sẽ được lan toả trong xã hội.
“Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2022” được phát sóng vào 20 giờ 00 đêm 30 Tết (tức ngày 1/2/2022).

Ảnh: VFC

Táo quân 2022 và những tiếng cười được khán giả mong đợi

Táo quân 2022 và những tiếng cười được khán giả mong đợi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ